Trần Công Minh-10A8(2)
Nghị luận 8 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
                                                                Bài Làm
                 “Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu đầu đoạn trích “TCLLCNCP”:
                          “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?
                           Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                           Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bong người khá thương.”
               Ngôi nhà,phòng khuê giờ đâu trở nên thật tối tăm,chật chội.Người vợ trẻ dường như đã chờ chồng từ lâu lắm rồi.Nàng luôn khắc khoải mong chờ chồng,nỗi cô đơn như bao trùm lấy nàng:
                         “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                            Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
                                  Ngoài rèm thước chẳng mach tin
                          Trong rèm,dường đã có đèn biết chăng?”
               Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ở trong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻ thơ thơ,thẩn thẩn như người mất hôn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu,hằn nếp nỗi đau trong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đây khi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng. Hết ngồi lại đứng,hết đứng lại đi,tâm trạng bồn chồn,buông rèm xuống lại kéo rèm lên,chỉ một mình một bóng giữa đêm khuya..Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có người thân qua lại.
               Nội tâm của nhân vật gần như được lột tả trọn vẹn từ dáng vẻ bên ngoài đến những xáo trộn bên trong.Đạp lại cho những mong mỏi của nàng chỉ có một sự im lặng, im lặng đến rợn người. Nàng không khóc mà ta như cảm được bao dòng lệ chứa chan tủi hờn đã cạn,đã thấm sâu vào nỗi buồn mênh mang không lối thoát.
                             “Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
                              Muộn chứa đầy hãy thổi thành cơm.”
               Trong sự cô đơn,lẻ loi người chinh phụ lại càng mong có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình:
                           “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
                              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
                                  Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
                Có ai hay cho cảnh biệt li não nề này?Không ai cả! Chỉ có một mình nàng trong canh vắng,nàng chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác.Phải chăng tác giả đưa ánh đèn đến cùng nàng để mong xua bớt cái tịch liêu của đêm tối hay cũng chính là cõi lòng tan nát của nàng?Có thể như vậy.Nhưng ta còn thấy gì sau hình ảnh đó? Một chiếc đèn khuya in bóng dáng lẻ loi của một người con gái trong canh trường liệu có xua tan được phần nào sự cô tịch của đêm?hay nó càng khoắc khoải sâu hơn nữa cái hình ảnh đáng thương đó.Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người.Biện pháp này khá phổ biến trong thơ xưa ,mang tính biểu cảm cao:”Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.Hình ảnh đèn ở đây được nhắc đến liên tiếp trong ba câu thơ là vì vậy.Nhìn ngọn đèn cháy năm canh,dầu đã cạn,bấc đã tàn,nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân trách phận.Thương cho đèn rồi lại thương cho lòng mình bi thiết.
                         “     Buồn rầu nói chẳng nên lời,
                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”    
                Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
                Qua đoạn thơ, ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ.




ĐỖ NGỌC ANH THƯ ------ LỚP : 10a8------STT:35
ĐỀ : CẢM NHẬN CỦA ANH (CHỊ) VỀ 8 CÂU CUỐI CỦA ĐOẠN TRÍCH “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm” .Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn
“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đền non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nhớ hình bóng của người chồng , người chinh phụ thỗn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi.Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở 8 câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bây nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi biên ải . Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được , thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả
Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng
 Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt , đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ giành cho người chồng nơi chinh chiến.Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến”non Yên”- một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc ,khốn nguy vô cùng .Qua việc dùng bút pháp nhân hoá , hình ảnh ước lệ “non Yên” , “gió Đông”,câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trãi cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ
Nỗi nhớ đằng đẳng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã dược tác giả tạo hình hài qua 4 câu
 Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cùng với nỗi nhớ thương mong đợi ,từ “đằng đẵng” gợi cảm giác triền miên liên tục tưởng kéo dài đến vô tận nên được tác giả hình dung bằng sự so sánh với đường lên trời.nỗi nhớ của người chinh phụ đằng dẵng, miệt mài,không thể nguôi ngoai và không thể dùng toán học mà cân đếm được.Nhưng trớ trêu thay khoảng cách giữa nàng và người chồng dường như khó chạm tới dược , sự xa cách nghìn trùng mây .Bằng việc mở rộng không gian ,”trời thăm thẳm xa với khôn thấu”như là lời than thở,ai oán thể hiện sự tuyệt vong của người chinh phụ sau nhiều ngày tháng mòn mỏi đợi tin chồng và chính từ đó nỗi đau xuất hiện, từ “đau đáu” biểu lộ sắc thái tăng tiến,sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa đắng cay nối dài bất tận trong lòng người chinh phụ
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ
                            Cảnh buồn người thiết tha lòng,
                            Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh , người vui thì  tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống.Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não ,thê lương.Ỡ đây hình ảnh “cành cây sương đượm”,”tiếng trùng”,”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ ,sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra .
Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hính ảnh ước lệ “non yên”,”gió Đông”,với hình ãnh ẩn dụ “sương đượm”,”mưa phun” ,đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một cách tự nhiên nhất và thể hiện ước mơ khát vọng  chính đáng của họ về tình yêu và hạnh phúc
Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tình tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ .Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cãm hứng nhân văn cho toàn doạn trích
 còn thiếu  kết luận????



Tên: Phạm Trần Yến Vy      Lớp: 10a8
Đề: Cảm nhận của em về tám câu cuối đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Đặng Trần Côn là tác giả sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII, tài nghệ văn chương của ông lừng thiên hạ vời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số ấy có “ Chinh phụ ngâm”. Tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” thuộc thể loại ngâm khúc, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “ TCLLCNCP” được trích trong tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ mong người chồng chinh chiến cùng với khát khao hạnh phúc của ngưởi chinh phụ. Đặc biệt qua tám câu thơ đầu của đoạn trích, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảnh trống vắng và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

          Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả tâm trạng của người chinh phụ, thông qua những hành động:
                   “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
                       Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
          Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ ê không nói lên lời, trong hiên vắng thẫn thờ đợi chồng về. Thời gian đã là chiều tối, không gian là một khoảng hiên vắng lặng cùng với cử chỉ “gieo từng bước” như khắc họa rõ nét cảm giác cô đơn, quạnh vắng của người chinh phụ. Với một khung cảnh như vậy, gợi cho ta sự sum họp, đầm ấm của gia đình, nhưng giờ đây chỉ có mình người phụ nữ lẻ loi, cô độc trong khoảng không trống vắng, không có người chồng bên cạnh. Cảm giác trống trải bủa vây người chinh phụ làm cho nàng gieo từng bước chân một cách mệt mỏi và chậm rãi. Mỗi bước chân như chất chứa nỗi lòng, nỗi ưu tư phiền muộn của người phụ nữ xa chồng, đang mong ngóng từng ngày chồng  trở về. Người phụ nữ như quặn thắt trong lòng khi chỉ nghe được tiếng bước chân âm thầm của mình.
                    “ Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
          Hành động buông rèm rồi cuốn lên nhiều lần đó là hành động lặp đi, lặp lại không có mục đích rõ ràng, thề hiện một tâm trạng tù túng, nóng ruột. Cảm giác vừa nhớ nhung da diết, vừa lo lắng sốt ruột cho sự an nguy của chồng mình đang đi chinh chiến phương xa. Nỗi nhớ cùng với tâm trạng mong ngóng đợi tin của chồng  dồn nén ở người chinh phụ, tạo ra một cảm giác cô đơn buồn khổ ở nhân vật trữ tình. Chẳng những thế, càng mong ngóng chờ đợi thì kết quả lại chẳng được gì
                   “ Ngoài rèm thước chẳng mách tin”
          “ Thước” là loài chim báo tin lành, báo tin người đi xa đã trở về. Thế mà ngay lúc này, con chim Thước lại im bặt, làm cho nỗi nhớ, nỗi khắc khoải mong chờ trong lòng người chinh phụ lại tăng lên gấp bội. Chim thước chẳng mách tin, người chông yêu thương vẫn chưa trở về, nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng trong khung cảnh đau buồn này thì chỉ có ngọn đèn leo lét làm bạn với nàng.
                   “ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
          Tâm trạng quá cô đơn đã làm cho nàng phải thốt lên câu hỏi: Liệu ngọn đèn dầu mờ ảo ấy có thấu chăng nỗi lòng của nàng, có chiếu sáng được đến tâm can đang mong nhớ chồng của nàng, Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng .Câu hỏi tu từ như là tâm trạng của người chinh phụ, câu hỏi nhưng không có câu trả lời, nhân vật trữ tình hỏi ngọn đèn-một vật vô tri vô giác- nhưng dường như đang muốn được bày tỏ nỗi lòng của mình.Đó chính là lời than thở, hi vọng trong nàng, nỗi khắc khoải đợi chờ đã trở nên day dứt không yên.
                   “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết
                     Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
          Điệp ngữ bắc cầu “ Đèn biết chăng - đèn có biết” diễn tả nỗi tù tùng, nỗi buồn dài lê thê của người chinh phụ.Hình ảnh “ đèn” đã được lặp lại hai lần.hân vật trữ tình đã giải tỏa tâm sự với ngọn đèn, nhưng một vật vô tri vô giác như vậy thì làm sao hiều rõ được cảm giác của người chinh phụ. Nhân vật trữ tình lại ôm nỗi cô đơn, buồn bã một mình. Nhìn ngọn đèn  leo lét trong màn đêm tĩnh mịch như vậy, lòng người chinh phụ càng thêm quặn thắt. Ngọn đèn là hình ảnh gợi cảm giác sum họp, ấm áp, càng khắc sâu nỗi cô đơn, buồn bã, khắc khoải trong lòng người.
                   “ Buồn rầu nói chẳng nên lời,
               Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
          Kết thúc tám câu thơ là hình ảnh “ hoa đèn”. “ Hoa đèn” là đầu bấc đèn dầu đã cháy như than nhưng được nung đỏ lên trông như hoa. Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn”, gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh “ đèn không tắt trong bài ca dao
                   “ Đèn thương nhớ ai
                     Mà đèn không tắt?”
          Trong im lặng dằng dặc, dưới ánh đèn đêm thăm thẳm, chinh phụ trẻ chỉ có biết trò chuyện với cái bóng của chính mình, với ngọn đèn, gợi cho ta cảm nhận được nỗi cô đơn khắc khoải và vô vọng của người chinh phụ.
          Qua tám câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được những  tâm trạng của  người chinh phụ. Khung cảnh quạnh hiu, trống vắng cùng với những động từ miêu tả hành động để thể hiện tâm trạng, điệp ngữ bắc cầu
  đã khắc họa sự ưu tư, phiền muộn và cô đơn của nhân vật trữ tình khi nhớ về người chồng chinh chiến của mình.
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

22 comments to ''Nghị luận 8 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”"

ADD COMMENT
  1. Bài văn phân tích khá đạt ,tuy nhiên kết bài và mở bài không hay,cứ như là dạng cung cấp tri thức của sách giải vậy.Khi viết văn và chấm văn ,người ta hay chú ý đến hai phần đó nhất đấy ,bạn lưu ý nhé.Hơn nữa khi viết dạng bà nghị luận văn học không nện tách rời nghệ thuật và nội dung ra như thế mà nên lộng vào nhau.Tóm lại tôi nhận xét về bạn thế nay ,không biết có đúng không;bạn có khả năng viết văn song lại chưa có kinh nghiệm,
    :)=D>

    ReplyDelete
  2. ôi! thanks nhieu na!

    ReplyDelete
  3. thanks very much :)

    ReplyDelete
  4. Lên google seach trước khi đi thi học kì II

    ReplyDelete
  5. bài viết cũng hay...đủ ý để m koa thể đi thi hihi..cảm um nha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chúc cậu thi tốt!!! :)

      Delete
  6. thanks faj rang nuot zo my dk =p~

    ReplyDelete
  7. ý mình là fai rang hoc bai nay để thi ấy mà :)

    ReplyDelete
  8. M thay cug ok day. Chi co djeu la p nen ljen he vs cs hjen taj nua la very good lun

    ReplyDelete
  9. cung hay lam do k den noj nao...can thj doc cho thuoc mak dj thj cug dk do....ts...

    ReplyDelete

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.