Câu 1: Trình bày sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
Trả lời:
1. Pha tiềm phát (pha lag): VSV đang trong thời kì thích ứng với môi trường sống, chưa phân chia nhưng tổng hợp mạnh mẽ a
xit nucleic và protein trong đó có các enzim.
2. Pha lũy thừa (pha log): VSV bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đỏi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
3. Pha cân bằng: Sinh trưởng cũng như chuyển hóa vật chất của tế bào giảm, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sinh ra. Nguyên nhân là do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc được tích lũy ngày càng tăng (sản phẩm quá trình chuyển hóa vật chất: rượu, axit…) làm ức chế VSV
4. Pha suy vong: Số lượng của tế bào chết vượt quá số lượng của tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào. Số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.
Câu 2: Trong nuôi cấy vi sinh vật môi trường không liên tục, để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì ta nên dừng ở pha nào? Vì sao?
Trả lời:
 Nên đừng ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng. Vì ở cuối pha lũy thừa số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại nên sẽ thu được số lượng vi sinh vật tối đa.
Câu 3: Nêu các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Mỗi hình thức nêu một đại diện?
Trả lời:
Hình thức
Đại diện
Phân đôi
Vi khuẩn
Nảy chồi
Vi khuẩn sống trong nước
Sinh sản bằng ngoại bào tử
Vi khuẩn Metan
Sinh sản bằng bào tử đốt
Xạ khuẩn

Câu 4: Vì sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thê? Nêu ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của quá trình nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Trả lời:
Nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thê, ý nghĩa thực tiễn:
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tb và ở những sinh vật đơn bào nhân thực. Cơ thể đa bào nhờ quá trình nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua câc thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản dinh dưỡng. Sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể nhơ chủ yếu vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên phân. Nguyên phân tạo điều kiện cho sự thay thế các tế bào tạo nên sự sinh trưởng phát triển của cơ thể.
Phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Hiểu được bản chất cua nguyên phân, các nhà khoa học đã ứng dụng vào kĩ thuật nuôi cấy mô.
Điều sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của quá trình nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy: NST thể tự nhân đôi, không phân li về hai cực của tế bào. Bộ NST 2n tăng lên 4n.
Câu 5: Phân biệt các dạng cấu trúc: cấu trúc xoắn, cấu trúc khối cấu trúc hỗn hợp của virus. Tâị sao virus phải kí sinh nội bào bắt buộc? Chúng được phân loại ntn?




Trả lời:
               Đặc điểm
Loại Virus
Hình dạng
Axit nucleic
Vỏ protein
Vỏ ngoài
Virus cấu trúc xoắn (TMV)
Ống hình trụ
ARN xoắn đơn

Không
Virus cấu trúc khối
Virus Ađênô
2o mặt mỗi mặt đều là hình ∆
ARN xoắn kép

Không
Virus HIV
Hình cầu
2 sợi ARN đơn
Capsome xếp khít

Virus cấu trúc hỗn hợp ( Phagơ T2)
Đầu có khối trụ
ARN xoắn kép

Không
Do chưa có cấu tạo nên virus sống kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ.
Phân loại:
- Căn cứ  vaÒ VỎ NGOÀI:
+ Có vỏ ngoài
+ Không có vỏ ngoài
- Căn cứ vào nucleit:
+ ARN
+ AND
- Căn cứ vào vật chủ:
+ Ở người và động vật
+ Ở vi sinh vật
+ Ở thực vật
Câu 6: Giải thích một số hiện tượng trong một số trường hợp muối dưa có trường hợp nổi váng trắng ở lọ dưa muối? Giải thích tại sao? Để tránh hiện tượng nổi váng trắng khi muối dưa ta cần phải làm gì?
Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Nêu điểm khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân?
Trả lời:
Nguyên phân
Giảm phân
Có một lần phân bào
Có hai lần phân bào liên tiếp
Không có sự tiếp hợp nên không có xảy ra trao đổi chéo của các NST kép tương đồng.
Có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở đầu I.
Ở kì giữa, các NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Ở kì giữa I, các NST kép xếp thành hai hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Không có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về hai cực tế bào diễn ra ở kì sau.
Ở phân bào I, có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về hai cực tế bào diễn ra ở kì sau và khi kì cuối kết thúc hai tế bào con được tạo thành mang số lượng NST kép bằng một nửa của tế bào mẹ.
Khi nguyên phân kết thúc, có hai tế bào con được tạo thành mang bộ NST bằng bộ NST của tế bào mẹ.
Khi giảm phân kết thúc, có bốn tế bào con được tạo thành đều chứa bộ NST với số lượng bằng phân nửa của tế bào mẹ.

Câu 8: Nêu cấu tạo của virus và trình bày các giai đoạn nhân lên của virus trong tb chủ. Quá trình xâm nhập của virus động vật và phago khác nhau ntn? Tại sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một loại tb nhất định?Cho vd?
Trả lời:
Cấu tạo của virus:
- VR trần:
+ Vỏ cápsít = Vỏ Prôtein
+ Vỏ xime
+ Axit nucleic (ADN hoặc ARN)
- VR có vỏ ngoài:
+ Lớp vỏ photpholipit
+ Gai glycoprotein
 + Vỏ cápsít = Vỏ Prôtein
+ Vỏ xime
+ Axit nucleic (ADN hoặc ARN)
Các giai đoạn nhân lên của virus trong tb chủ:
- Hấp phụ
- Xâm nhập
- Sinh tổng hợp
- Lắp ráp
- Phóng thích
Quá trình xâm nhập của virus động vật và phago khác nhau là:
Ở quá trình xâm nhập:
- VRĐV: Đưa cả nucleocapsit và TBC, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nucleic
- Phagơ: Tiết emzim lizozim phá thủng thành tế bào để bơm axit nucleic, vỏ nằm bên ngoài.
Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một loại tb nhất định vì: Ở giai đoạn Hấp phụ vỉut bám đặc hiệu lên tb vật chủ.
Câu 9: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Trả lời:
Vì trong nuôi cấy liên tục các chất thải được rút bớt, chất dinh dưỡng được cung cấp thường xuyên nên các chất độc hại không thể tích lũy được => vi khuẩn không thể chết.
Câu 10: Ở vi khuẩn có thể hình thành những loại bào tử nào? Loại bào tử nào không giữ chức năng sinh sản? Nêu sự hình thành bào tử đó?
Trả lời:
Ở vi khuẩn có thể hình thành những loại bào tử là:
- Bào tử đốt
- Ngoại bào tử
- Nội bào tử
bào tử nào không giữ chức năng sinh sản là: Nội bào tử
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " [Sinh học 10] Đề cương ôn tập thi môn Sinh Học 10 học kì II "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.