Soạn bài: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

By Anonymous
Tiểu sử:
- Tên: Nguyễn Khải
- Sinh: năm 1930
- Quê: Hà Nội, quê cha ở Nam Định.
- Là nhà văn quân đội. Tác p

hẩm tiêu biểu: “Xung đột” (1953-1962), “Mùa lạc” (1960), “Chiến sĩ” (1973), “Gặp gỡ cuối năm” (1982), “Hà Nội trong mắt tôi” (1995) v.v.

Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Khải là một nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống. Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí là mặt mạnh của trang văn Nguyễn Khải. Thời kỳ đổi mới văn học nước nhà, tác phẩm của Nguyễn Khải hàm chứa chất chính luận - triết lý.

Tác phẩm
(Hoàn cảnh ra đời, Nhan đề, Chủ đề)
Sáng tác năm 1990, lúc đất nước đang có sự đổi mới, chuyển biến mạnh về Kinh tế, Chính trị tác động đến cuộc sống của con người.
Rút ra từ tập “Hà Nội trong mắt tôi ” (1995)

Nhan đề: Nó gợi cho người đọc bắt ngay vào định hướng tư tưởng của tác phẩm, hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Khải muốn thể hiện cách cảm nhận của mình về chất Kinh kì,về văn hóa Hà Nội qua một con người cụ thể.


Chủ đề: Tác giả khắc họa và ca ngợi bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội tự tin, thức thời, thực tế, tự trọng với lối sống văn hóa, thanh lịch, sang trọng qua nhân vật bà Hiền, một người Hà Nội “thuần túy Hà Nội, không pha trộn” và tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển trong thời kì mới “chói sáng những ánh vàng”

Tóm tắt
Sau hòa bình lập lại, nhân vật “ tôi” từ chiến khu về Hà Nội. Người lính cách mạng thấy người dân Hà Nội đang thích ứng dần với cuộc sống mới. Cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.


Thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, cuộc sống nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió.

Miền Bắc bước vào thời kỳ đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “ biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Người con trai đầu của cô tình nguyện đi bộ đội đánh Mĩ. Người em kế cũng làm đơn tòng quân theo anh, nhưng vì thi đại học đạt điểm cao nên được trường giữ lại.

Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng, người con đầu của cô Hiền trở về. Câu chuỵên cảm động của Dũng về Tuất, người đồng đội đã hy sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu chống Mĩ.

Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải – trái, tốt – xấu.
Nhân vật “ tôi” từ TPHCM ra Hà Nội

Nội công tác, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “ một người HN của hôm nay, thuần túy HN, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Giá trị nội dung
Qua cuộc đời cô Hiền, cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hoa của “1 người Hà Nội” sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá của mình. Từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những người bình thường mà cuộc đời họ song hành cũng những chặng đường gian lao của đất nước và chính họ đã đi.

Giá trị nghệ thuật
Tác giả thuật chuyện thường đặt sự việc dưới nhiều góc nhìn để người đọc tự rút ra kết luận.

Giọng văn trần thuật nhẹ nhàng khiến người đọc vừa thưởng thức vừa chiêm nghiệm sâu sắc về nhân vật.

Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng, vận dụng nhiều ngôn kể thích hợp.

Biện pháp so sánh được tác giả khai thác triệt để.

Câu chuyện được kể bằng đối thoại, xen với phân tích, bình luận,..thể hiện những quan sát sắc sảo, những bình luận xác đáng, những suy ngẫm, chiêm nghiệm của người từng trải.

Xây dựng các hình ảnh mang tính biểu trưng: “hạt bụi vàng”, “cây si” giàu ý nghĩa.
NGHĨ VỀ "MỘT NGƯỜI HÀ NỘI" CỦA NGUYỄN KHẢI
Phan Huy Dung
Một người Hà Nội là truyện ngắn giàu tính triết luận, được sáng tác trong bối cảnh đổi mới văn học sau 1986. Triết luận vốn là một nét trội trong phong cách văn xuôi Nguyễn Khải thuộc giai đoạn sáng tác từ cuối những năm bảy mươi (của thế kỉ XX) trở đi, gắn liền với việc soi xét đối tượng dưới các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Trước đó, sáng tác của Nguyễn Khải đầy ắp cảm hứng chính luận, chuyên đề cập các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước và thường lấy tiêu chí chính trị, đạo đức cách mạng để bàn luận, đánh giá sự kiện, con người. Rõ ràng, sự chuyển đổi từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết luận đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hứng thú quan sát, thể hiện những vấn đề thế sự, đặc biệt là vấn đề khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người giữa một hoàn cảnh sống mà cái "tôi" chưa được nhìn nhận công bằng, thoả đáng, tất cả đều liên quan tới việc chuyển đổi cảm hứng nói trên. Các sáng tác lúc này vẫn không thiếu tính thời sự, nhưng giá trị của chúng đã vượt ra khỏi cái khung thời sự nhất thời để gây ám ảnh lâu dài. Việc nhà văn có ý thức tô đậm kinh nghiệm, thể nghiệm của cá nhân mình trong việc trình bày mọi vấn đề đã làm cho những trang viết của ông thấm đượm tinh thần đối thoại dân chủ, thoát li dần kiểu áp đặt chân lí một chiều trước đây.

Với một sáng tác mang tính triết luận, việc xếp đặt các nhân vật được miêu tả trong đó vào các phạm trù tốt - xấu, chính diện - phản diện quen thuộc một thời đã trở nên bất cập. Sự đánh giá về nhân vật có thể rất đa chiều. Lời khen hay lời chê của tác giả (thể hiện qua nhân vật kể chuyện xưng "tôi") lúc này cũng chỉ có giá trị tham khảo thuần tuý, không hề mang tính chất "chân lí", không phải là kết luận tối hậu. Trong Một người Hà Nội ", "tôi" nhìn nhận bà Hiền là "một hạt bụi vàng", đó là quyền của "tôi". Người khác có thể có cách nhìn nhận khác, tất nhiên, không thể không tham khảo cách nhìn có tính chất gợi ý mà "tôi" đưa ra. Nếu không hiểu nguyên tắc đánh giá này, lại lấy cách xây dựng nhân vật trong truyện của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác trước làm hệ quy chiếu, độc giả rất dễ có những phán quyết vô lí về tác giả trên các vấn đề quan điểm, lập trường chính trị, hoặc ngược lại, ra sức tán dương nhân vật bà Hiền, gán cho bà những phẩm chất tốt đẹp (theo mong muốn hay tưởng tượng, suy diễn của chính độc giả) mà bản thân nhân vật "tôi" không nói tới trong câu chuyện của mình.
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Soạn bài: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.