BÀI 7
ĐỒNG VÀ BẠC
Thí nghiệm 1: Tính chất của đồng kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: đồng kim loại (lá hoặc dạng vỏ bào); sắt kim loại ( đinh hoặc vỏ bào ). Các dung dịch axit: HCl đặc và loãng, HNO3 đặc và loãng, H2SO4 loãng và đặc, AgNO3,FeCl3,  HgCl2, CuSO4, ống nghiệm, đèn, cặp gỗ.
Cách tiến hành 
1. Trong 6 ống nghiệm lần lượt đựng các dung dịch axit trên. Cho vào mỗi ống một mảnh đồng. Theo dõi hiện tượng. Đun nóng ống nghiệm và tiếp tục theo dõi hiện tượng. Giải thích nguyên nhân gây ra phản ứng.
2. Trong 4 ống nghiệm khác:
- ống 1: chứa dung dịch AgNO3.
- ống 2: chứa dung dịch HgCl2.
- ống 3: chứa dung dịch FeCl3.
Cho vào mỗi ống vài mảnh đồng. Có phản ứng xảy ra không?
- ống 4: chứa dung dịch CuSO4, cho thêm vào vài mẩu sắt. Có phản ứng xảy ra không?
Chú ý: Làm các thí nghiệm với các dung dịch HNO3 loãng và đặc, H2SO4 đặc trong tủ hốt.
Thí nghiệm 2: Điều chế CuCl.
Hoá chất và dụng cụ: CuCl2, HCl đặc, phoi đồng, nước cất, rượu, ống nghiệm, cốc.
Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm to 2 gam CuCl2, thêm vào đó khoảng 5ml  nước cất, 2ml dung dịch HCl đặc và 2 gam phoi đồng đã cắt nhỏ ( hoặc đồng vụn). Đậy ống nghiệm bằng cái nút có lắp van Benzen. Đun nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi dung dịch chuyển màu (khoảng 15-20 phút). Khi phản ứng kết thúc gạn nhanh lấy dung dịch vào cốc chứa khoảng 20ml nước lạnh. Quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc nước.
Lọc nhanh kết tủa tách ra, đầu tiên rửa kết tủa bằng nước, sau đó bằng rượu. Thu tinh thể vào lọ, đậy kín, giữ lại để làm các thí nghiệm sau. Viết phương trình phản ứng. Nếu để CuCl ngoài không khí một thời gian nó bị biến đổi gì không?
Thí nghiệm 3: Tính chất của CuCl.
Hoá chất và dụng cụ: tinh thể CuCl, HCl đặc, NH3 đặc, NaCl bão hoà.
Cách tiến hành 
a. Lấy một ít muối CuCl điều chế được đem lần lượt hoà tan vào các dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Lấy vài tinh thể CuCl hoà tan vào dung dịch NaCl bão hoà. Khi muối đã tan hết dùng nước pha loãng dung dịch được. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 4: Tính oxi hoá của đồng 2.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch CuSO4 0,02N; dung dịch KI 20%; benzen, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Trong ống nghiệm chứa khoảng 5ml dung dịch CuSO4, thêm  từng giọt dung dịch KI. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch. Quan sát màu chất rắn ở đáy ống nghiệm. Làm thế nào thấy rõ màu của sản phẩm? Viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm  5: Điều chế và tính chất của Cu(OH)2.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch CuSO4 10%, dung dịch NaOH 20% và 30%, dung dịch HCl 1M, cốc thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc, ống nghiệm, chén sứ.
Cách tiến hành: Trong cốc thuỷ tinh chứa khoảng 3ml dung dịch CuSO4, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2%  cho đến khi kết tủa hoàn toàn. Lọc tách kết tủa, rửa kết tủa bằng nước cất. Chia kết tủa làm 3 phần:
- Phần 1: cho vào ống nghiệm, sau đó thêm từng giọt dung dịch axit HCl. Nhận xét hiện tượng.
- Phần 2: cho vào ống nghiệm, sau đó thêm từng giọt dung dịch NaOH 30% cho đến khi kết tủa tan. Nhận xét màu sắc của dung dịch.
- Phần 3: cho vào chén sứ và nung nóng cho đến khi có màu sắc thay đổi hoàn toàn.
Câu hỏi
1. Cu(OH)2 có khả năng tan trong kiềm đặc. Thí nghiệm đã chứng minh tính chất gì của đồng hiđroxit? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Từ các thí nghiệm trên rút ra kết luận về tính chất của đồng hiđroxit?
Thí nghiệm 6: Điều chế bạc kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: AgNO3, dung dịch HNO3, dung dịch NH3 2%, glucose 5%, nước cất, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Lấy một ống nghiệm, rửa sạch bằng nước. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1-2ml dung dịch HNO3 loãng, tráng đều, đun nhẹ rồi đổ dung dịch đi. Rửa lại ống nghiệm nhiều lần bằng nước cất sấy khô. Lấy vào ống nghiệm đó 2 ml dung dịch AgNO3 10%. Thêm vào từ từ từng giọt dung dịch NH3 2% đến khi kết tủa vừa tạo thành rồi tan hết ( không cho dư quá nhiều dung dịch NH3). Thêm 3ml dung dịch glucose 5%, lắc nhẹ rồi ngâm vào một cốc nước nóng khoảng 70-800C. Khi thấy bạc đã tráng đầy ống nghiệm thì lấy ra, đổ dung dịch trong ống nghiệm đi, rồi tráng ống nghiệm bằng nước cất. Quan sát sự tạo thành màng mỏng bạc kim loại trên thành ống nghiệm.
Chú ý: Kết quả thí nghiệm phụ thuộc vào giai đoạn làm sạch ống nghiệm. Sau thí nghiệm rửa ống nghiệm bằng dung dịch HNO3 đặc và thu hồi AgNO3 cho phòng thí nghiệm.
Câu hỏi
Viết phương trình phản ứng xảy ra. Trong thí nghiệm này AgNO3, NH3 và glucose đóng vai trò gì?
Thí nghiệm 7: Các halogenua của bạc.
Hoá chất và dụng cụ: các dung dịch AgNO3, NaCl, KBr và KI , NH3 đặc, Na2S2O3 2N.
Cách tiến hành: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống 5-6 giọt dung dịch AgNO3, lần lượt thêm riêng vào mỗi ống 5-6 giọt các dung dịch NaCl, KBr và KI. Quay li tâm, gạn lấy kết tủa, sau đó rửa kết tủa vài lần bằng nước cất. Quan sát màu sắc của kết tủa thu được. Chia mỗi loại kết tủa thu được làm hai phần: Lần lượt hoà tan kết tủa bạc halogenua đó trong các dung dịch NH3 đặc và Na2S2O3 2N. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Câu hỏi
1. Dựa vào tích số tan của các halogenua bạc và hằng số không bền của các phức chất tạo thành hãy giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Biết tích số tan của halogenua
và hằng số không bền của phức: .
2. Nếu để bạc halogenua ngoài ánh sáng một thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy? Hiện tượng này có ứng dụng gì trong thực tế.
BÀI 8
KẼM VÀ HỢP CHẤT CỦA KẼM
Thí nghiệm 1: Tác dụng của kẽm với dung dịch axit.
Hoá chất và dụng cụ: các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 loãng và đặc,  H2SO4 2N tinh khiết, Zn hạt, CuSO4, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Lấy riêng  vào 6 ống nghiệm một ít các dung dịch HCl, HNO3, H2SO4 loãng và đặc. Bỏ vào ống nghiệm một mảnh kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
2. Bỏ vào mảnh kẽm vào một ống nghiệm rồi thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 2N loại tinh khiết. Quan sát hiện tượng xảy ra. Sau đó thêm vào ống nghiệm đó vài giọt dung dịch CuSO4. So sánh tốc độ của phản ứng trước và sau khi thêm CuSO4.
Câu hỏi
1. Giải thích hiện tượng xảy ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.
2. Kẽm có thể khử được HNO3 trong dung dịch loãng cho những sản phẩm nào? Tìm cách chứng minh sự có mặt của sản phẩm đó.
3. Cho dung dịch CuSO4 vào có mục đích gì.
4. Giải thích nguyên nhân tốc độ khác nhau trước và sau khi thêm CuSO4.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của kẽm với dung dịch kiềm.
Hoá chất và dụng cụ: kẽm bột, dung dịch NaOH 5%, dung dịch NH3 25%, dung dịch NH4Cl bão hoà, hoá chất và dụng cụ điều chế khí CO2, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Cho một ít bột kẽm vào ống nghiệm khô, sau đó thêm khoảng 10ml dung dịch NaOH 5%. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy dung dịch. Cho luồng khí CO2 đã khử hết axit HCl từ từ lội qua dung dịch cho đến khi có kết tủa xuất hiện. Quan sát màu săc của kết tủa.
2. Lấy hai ống nghiệm khác, cho vào mỗi ống một ít bột kẽm.
- ống 1: thêm vào một ít dung dịch NH3 25%.
- ống 2: thêm vào một ít dung dịch bão hoà NH4Cl.
Đun nhẹ theo dõi hiện tượng.
Câu hỏi
1. Giải thích quá trình thí nghiệm.
2. Cho luồng khí CO2 qua dung dịch nhằm mục đích gì? Tại sao phải khử sạch hơi axit HCl?
3. Quá trình tan của kim loại kẽm trong dung dịch NaOH và dung dịch NH4OH có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Thí nghiệm 3: Điều chế và tính chất của kẽm hiđroxit.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch ZnCl2, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NH3, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Trong ống nghiệm chứa khoảng 3ml dung dịch ZnCl2. cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH cho đến khi xuất hiện kết tủa. Quan sát màu sắc của kết tủa. Chia kết tủa vào ba ống nghiệm:
- ống 1: tiếp tục cho từ từ từng dung dịch NaOH. Theo dõi hiện tượng.
- ống 2: Cho thêm từng giọt dung dịch HCl. Theo dõi hiện tượng.
- ống 3: Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3. Theo dõi hiện tượng.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra và kết luận về tính chất hoá học của kết tủa?
2. Tại sao kết tủa có khả năng tan trong dung dịch NH3?
Thí nghiệm 4: Tính chất của kẽm oxit.
Hoá chất và dụng cụ: kẽm oxit, dung dịch axit HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NH3, ống nghiệm.
Cách tiến hành: cho vào 3 ống nghiệm khác nhau mỗi ống 3 ml dung dịch HCl, NaOH, NH3. Sau đó cho vào mỗi ống một ít kẽm oxít. Quan sát hiện tượng.
Câu hỏi
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và kết luận về tính chất của ZnO.
BÀI 9
TÍNH CHẤT CỦA CROM- MANGAN VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Thí nghiệm 1: Tác dụng của Crom với các dung dịch axit loãng.
Hoá chất và dụng cụ: Crom kim loại, dung dịch axit HCl 2N, dung dịch axit H2SO4 2N, dung dịch NaOH, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm, ống thứ nhất 2ml dung dịch HCl 2N và ống thứ hai 2ml H2SO4 2N. Bỏ vào mỗi ống mẫu nhỏ Cr kim loại. Đậy nhanh ống nghiệm bằng nút. Quan sát hiện tượng xảy ra. Sau khi phản ứng kết thúc, nhỏ ngay vào các dung dịch thu được 1ml dung dịch NaOH 2N. Quan sát màu của kết tủa Cr(OH)2 tạo thành và sự oxi hoá dần dần nó bởi oxi trong không khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Điều chế dung dịch CrCl2.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch CrCl3, dung dịch HCl đặc, Zn, benzen hay toluen, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 2-3ml dung dịch CrCl3 và thêm vào đó 5-6 ml dung dịch HCl đặc. Bỏ vào vài viên kẽm nhỏ vào dung dịch. Sau đó cho tiếp khoảng 0,5ml benzen hay toluen. Quan sát sự thay đổi màu dần dần của dung dịch. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu hỏi
1. Dung môi hữu cơ có tác dụng gì?
2. Các dung dịch Crom (II) có tác dụng gì trong phòng thí nghiệm?
Thí nghiệm 3: Tính chất của CrCl2.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch CrCl2, tinh thể CH3COONa, ống nghiệm, giá sắt, kẹp sắt.
Cách tiến hành 
- Rót một ít dung dịch CrCl2 vào ống nghiệm. Đặt ống nghiệm lên giá, để ngoài không khí. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Bỏ một ít tinh thể CH3COONa vào ống nghiệm khác. Rót nhanh một ít dung dịch CrCl2 vào đó. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 4: Điều chế Cr2O3.
Hoá chất và dụng cụ: amoni đicromat, đèn khí hoặc đèn cồn, chén sứ, giá sắt, kẹp sắt.
Cách tiến hành: Bỏ ít bột amoni đicrom at vào chén sứ nhỏ và khô. Đặt chén lên vòng tròn của giá sắt. Bên dưới giá dải một tờ giấy. Dùng đèn khí (hoặc đèn cồn đốt nóng chén). Khi thấy amoni đicromat bắt đầu phân huỷ thì lấy đèn ra. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng của phản ứng nhiệt phân amoni đicromat.
Thí nghiệm 5: Điều chế và tính chất dung dịch Cr(OH)3.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch Cr2(SO4)3; dung dịch NaOH, dung dịch axit HCl, dung dịch NH3.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3ml dung dịch Cr2(SO4)3, thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3 cho đến khi xuất hiện kết tủa. Quan sát màu sắc kết tủa. Chia kết tủa vào 3 ống nghiệm khác nhau:
- Ống 1: Tiếp tục cho dung dịch NH3 dư vào.
- Ống 2: Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH. Theo dõi hiện tượng và màu sắc của dung dịch sau phản ứng.
- Ống 3: Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch axit HCl. Theo dõi hiện tượng và màu sắc của dung dịch thu được.
Câu hỏi
Viết phương trình phản ứng và kết luận về tính chất của Cr(OH)3.
Thí nghiệm 6: Tính chất của CrCl3.
Hoá chất và dụng cụ: tinh thể CrCl3, dung dịch Na2S, NaOH 2N, dung dịch Br2, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, kẹp sắt.
Cách tiến hành: Lấy một ít tinh thể CrCl3 hoà tan trong ống nghiệm . Chia dung dịch vào ống nghiệm:
- ống 1: để so sánh.
- ống 2: Nhúng vào dung dịch một mảnh giấy quì xanh. Nhận xét sự thay dổi màu của giấy quì.
- ống 3: Đun dung dịch đến sôi. Nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch so với ống 1. để nguội dung dịch. Nhận xét sự thay đổi màu và tiếp tục so với ống 1.
- ống 4: Thêm vài giọt dung dịch Na2S vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của các phản ứng.
- ống 5: Thêm vào từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2N và sau đó cẩn thận thêm 2-3 giọt dung dịch Br2. Đun nóng ống nghiệm. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch trong ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
1. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi màu của dung dịch muối Cr(III) khi thay đổi nhiệt độ.
2. Trong nước ion nào làm cho dung dịch Cr3+ có màu xanh lục.
Thí nghiệm 7: Cân bằng trong dung dịch cromat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch K2CrO4, dung dịch K2Cr2O7, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Lấy 4 ống nghiệm:
- ống 1 và ống 2: cho vào mỗi ống 3-5ml dung dịch K2CrO4.
- ống 3 và 4: Cho vào mỗi ống 3-5ml dung dịch K2Cr2O7.
- ống 1 và 3 để so sánh.
- ống 2: cho thêm vài giọt dung dịch H2SO4. So sánh màu sắc của dung dịch ở ống 2 và 1.
- ống 4: cho thêm vào vài giọt dung dịch NaOH. So sánh màu sắc của dung dịch ở ống 4 và 3.
2. Trong một ống nghiệm khác chứa 1-2ml dung dịch K2Cr2O7 thêm vào vài giọt dung dịch Ba(OH)2. Nhận xét hiện tượng.
Ghi chú: CrO42- có màu vàng. Cr2O72- có màu da cam.
Câu hỏi
1. Hãy thiết lập sơ đồ biểu thị sự cân bằng giữa đicromat và cromat trong dung dịch nước, từ đó giải thích sự thay đổi màu sắc của dung dịch trên.
2. Tại sao khi cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch kali đicromat lại có kết tủa màu vàng.
Thí nghiệm 8: Tính oxi hoá của các hợp chất crom (VI).
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali đicromat, dung dịch (NH4)2S, dung dịch KI, dung dịch FeSO4, dung dịch axit H2SO4, dung dịch kali cromat, hiđro peoxit, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, kẹp sắt.
Cách tiến hành 
1. Lấy hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1-2ml dung dịch K2Cr2O7, thêm vào mỗi ống ba giọt dung dịch axit H2SO4, cho từ từ từng giọt dung dịch (NH4)2S vào ống thứ nhất và KI vào ống thứ hai. Nhận xét hiện tượng.
2. Lấy một ít dung dịch K2CrO4 vào ống nghiệm, thêm vào đó 2-3 giọt dung dịch (NH4)2S. Đun nóng nhẹ hỗn hợp. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. 3. Lấy vào 3 ống nghiệm  một ít các dung dịch : H2O2, KI và FeSO4, axit hoá các dung dịch bằng một giọt axit H2SO4loãng. Thêm vào đó 3-4 giọt dung dịch K2CrO4. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên thể hiện tính chất gì của crom (VI), tính chất thể hiện như thế nào trong thí nghiệm trên. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Thí nghiệm 9: Muối ít tan của cromic.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch K2CrO4, dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch AgNO3, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy 3 ống nghiệm mỗi ống đựng 2-3ml dung dịch KClO3, thêm vào mỗi ống lần lượt từng giọt các dung dịch Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, AgNO3. Nhận xét màu sắc của kết tủa. (BaCrO4 : màu vàng; PbCrO4: màu vàng; Ag2CrO4: màu nâu đỏ).
Thí nghiệm 10: Hợp chất peoxit của crom.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch H2SO4, K2Cr2O7 hoặc K2CrO4, H2O2, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng, 1-2ml ete etylic và vài giọt dung dịch K2Cr2O7 hoặc K2CrO4. Lấy vào 3 ống nghiệm khác 2-3ml dung dịch H2O2loãng. Đổ hỗn hợp dung dịch có chứa K2CrO4 vào ống nghiệm chứa H2O2. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy cẩn thận hỗn hợp. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra và nhận xét màu của dung dịch trong lớp ete etylic và lớp nước.
Thí nghiệm 11: Điều chế và tính chất của Mn(OH)2.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch MnSO4, dung dịch NaOH, dung dịch NH3, dung dịch NH4Cl, mặt kính đồng hồ, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Điều chế  một ít Mn(OH)2 bằng tác dụng của dung dịch MnSO4 với dung dịch NaOH. Quay li tâm gạn lấy kết tủa. Chia kết tủa thu được thành 3 phần.
- Một phần kết tủa Mn(OH)2 bằng dung dịch HCl loãng.
- Một phần trong dung dịch NaOH.
- Một phần đặt lên mặt kính đồng hồ để ngoài không khí, một lúc sau quan sát màu sắc của nó có biến đổi không? Giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của các phản ứng.
b. Lấy hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống 3 giọt dung dịch NH3 loãng. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất 3 giọt nước cất, ống thứ hai 3 giọt dung dịch NH4Cl bão hoà. Sau đó thêm vào cả hai ống, mỗi ống 3 giọt dung dịch MnSO4. Quan sát xem ở ống nào xuất hiện kết tủa. Giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của phản ứng.
Câu hỏi
Các thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của Mn(OH)2.
Thí nghiệm 12: Tính khử của Mn(II).
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch MnSO4, dung dịch NaOH, dung dịch H2O2 3%, PbO2, dung dịch HNO3, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1-2ml dung dịch MnSO4.
- Ống 1 cho thêm một ít bột chì đioxit, sau đó thêm 1-2ml dung dịch HNO3. Đun sôi dung dịch. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch so với trước khi phản ứng.
- Ống 2: cho thêm vài giọt dung dịch NaOH, sau đó thêm vài ml dung dịch H2O2. Nhận xét hiện tượng.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng xảy ra.
2. Qua thí nghiệm trên, hãy nêu kết luận về tính chất muối của Mn(II).
Thí nghiệm 13: Tính oxi hoá của kali pemanganat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch KMnO4, dung dịch axit CH3COOH, NaOH rắn, dung dịch HCl, dung dịch nước clo, tinh thể K2SO3, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 1-2ml dung dịch KMnO4.
- Ống 1: để so sánh.
- Ống 2: cho thêm từng giọt dung dịch axit CH3COOH cho đến khi dung dịch đổi màu và tạo kết tủa đen. Giải thích hiện tượng.
- Ống 3: cho thêm vài giọt dung dịch axit HCl cho đến khi dung dịch đổi màu, sau đó thêm vài hạt NaOH rắn. Nhận xét hiện tượng.
2. Lấy hai ống nghiệm khác, mỗi ống đựng 1-2ml dung dịch KMnO4.
- Ống 1: cho thêm từng giọt dung dịch nước clo. Nhận xét hiện tượng.
- Ống 2: cho thêm một ít tinh thể K2SO3. Theo dõi hiện tượng.
Câu hỏi
KMnO4 đã thể hiện tính chất gì trong các phản ứng trên.
Thí nghiệm 14: Nhiệt phân muối KMnO4.
Hoá chất và dụng cụ: KMnO4 tinh thể, ống nghiệm, đèn cồn, đóm, nước cất.
Cách tiến hành: cho một ít tinh thể KMnO4 vào ống nghiệm khô. Đun nóng ống nghiệm và thử khí thoát ra bằng que đóm vừa tắt còn tàn đỏ. Nhận xét hiện tượng.
Để nguội, cho thêm vào ống nghiệm khoảng 5-6 giọt nước cất. Quan sát màu sắc của dung dịch và kết tủa.
Câu hỏi
Dung dịch có màu gì? Kết tủa là chất gì? Viết phương trình phản ứng.

BÀI 10
CÁC KIM LOẠI CỦA SẮT, COBAN VÀ NIKEN
Thí nghiệm 1: Điều chế sắt kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: các chất rắn:  CaF2, Fe2O3, Mg bột, BaO2 hoặc KClO3, bột nhôm, mặt lạ hay kính bảo hiểm mắt, đèn cồn, kiềng sắt, chén sứ, đe sắt, búa.
Cách tiến hành: Lấy một chén sứ thủng bằng đáy samot, lót đáy bằng một mảnh giấy lọc. Rải trên mảnh giấy đó khoảng 2gam CaF2. Cân 9gam Fe2O3 đã được sấy trước và 3gam bột nhôm trộn kĩ với nhau rồi cho hỗn hợp vào chén. Khi cho hỗn hợp vào chén, cắm vào giữa chén một chiếc thuỷ tinh to và khô, nén chặt hỗn hợp. Rút đũa thuỷ tinh ra và đổ vào lỗ một hỗn hợp cháy gồm 0,5gam Mg bột và 4gam BaO2 (hoặc KClO3) đã được nghiền nhỏ ( phải nghiền riêng trước khi trộn lẫn). Cắm vào giữa hỗn hợp cháy một sợi dây Mg đã đánh sạch. Đặt chén lên khung tam giác bên dưới có kiềng sắt. Để kiềng sắt vào trong một chậu cát rộng. đeo mặt lạ hay kính bảo hiểm mắt rồi châm lửa đốt cháy sợi dây Mg. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Khi phản ứng kết thúc, để nguội chén. Thu gom hỗn hợp, cho lên đe sắt, đập nhẹ lớp xỉ bong hết đi, còn lại các mẩu sắt.
Giữ các mẩu sắt để làm các thí nghiệm sau.
Giải thích quá trình thí nghiệm và viết phương trình của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với axit.
Hoá chất và dụng cụ: sắt bột ( dạng vỏ bào); các dung dịch axit: HCl, H2SO4 loãng, H2SO4đặc, HNO3 đặc, dung dịch NaOH, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Lần lượt cho vào bốn ống nghiệm mỗi ống 1-2ml dung dịch HCl, axit H2SO4loãng, axit H2SO4 đặc, axit HNO3 đặc. Thêm vào mỗi ống một ít bột sắt hoặc vỏ bào sắt. Theo dõi hiện tượng và màu sắc của dung dịch.
Đun nóng. Tiếp tục theo dõi hiện tượng và màu sắc của dung dịch. Lọc lấy dung dịch. Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH. Quan sát màu sắc của kết tủa.
Câu hỏi
Giải thích quá trình thí nghiệm, từ đó cho biết thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của sắt kim loại. viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 3: Tính thụ động của sắt.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch K2Cr2O7 10%, dung dịch H2SO410%, mẩu sắt, ống nghiệm.
Cách tiến hành: lấy hai mẩu sắt, dùng giấy ráp đánh sạch bề mặt của chúng rồi rửa sạch. Ngâm một mẩu trong nước, còn mẩu kia đem ngâm trong dung dịch K2Cr2O7 10%. Khoảng 20 phút sau lấy mẩu sắt ngâm trong dung dịch K2Cr2O7 ra, rửa sạch rồi lau khô. Cuối cùng bỏ cả hai mẩu sắt vào dung dịch H2SO4 10% trong hai ống nghiệm khác nhau. Quan sát và giải thích hiện tượng ra.
Thí nghiệm 4: Tính chất của  các muối sắt (II).
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch muối Mohr, dung dịch KMnO4, dung dịch axit H2SO4 loãng, dung dịch AgNO3, dung dịch kali firixianua (K3[Fe(CN)6]), dung dịch kali tioxianat, ống nghiệm, đèn cồn.
Tiến hành:
1. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng khoảng 1-2ml dung dịch KMnO4 , sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch muối Mohr. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch.
2. Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 1-2ml dung dịch muối Mohr:
- Ống 1: đê so sánh.
- Ống 2: cho vào 1ml dung dịch AgNO3 và đun nóng nhẹ. Sau một hai  phút, rót dung dịch sang ống nghiệm thứ 3. Quan sát thành bên trong của ống nghiệm thứ hai có khác gì so với ban đầu không?
Cho vài giọt dung dịch kali tioxianat vào ống 1 và 3. Nhận xét hiện tượng.
3. Trong ống nghiệm  chứa 1-2ml dung dịch muối Mohr, cho thêm 1-2giọt dung dịch kali ferixianua. Theo dõi màu sắc của dung dịch trước và sau thí nghiệm.
Câu hỏi
1. Viết các phương trình phản ứng và giải thích nguyên nhân các hiện tượng xảy ra.
2. Cho kali tioxianat vào ống 1 và 3 với mục đích gì?
3. Vai trò của kali fexianua trong thí nghiệm trên?
4. Kết luận về tính chất của muối sắt (II).
Thí nghiệm 5: Tính chất của muối sắt (III).
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch muối FeCl3, dung dịch HCl đặc, dung dịch xoda, dung dịch amoni tioxianat, dung dịch kali feroxianua, dung dịch KI, dung dịch H2S, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1-2ml dung dịch FeCl3:
- Ống 1: để so sánh.
- Ống 2: thêm 3-5 giọt dung dịch HCl đặc.
- Ống 3: pha loãng bằng nước, đun nóng. Theo dõi thay đổi màu sắc của dung dịch.
2. Lấy một ống nghiệm khác chứa 1-2ml dung dịch muối FeCl3. Thêm từ từ từng giọt dung dịch xoda. Nhận xét hiện tượng.
3. Lấy vào hai ống nghiệm khác, mỗi ống 1-2ml dung dịch FeCl3:
- ống 1: thêm vài giọt dung dịch amoni tioxianat.
-ống 2: thêm vài giọt dung dịch kali feroxianua. Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
4. Lấy ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 1-2ml dung dịch FeCl3:
- Ống 1: để so sánh.
- Ống 2: cho thêm vài giọt dung dịch H2S.
- Ống 3: cho thêm vài giọt dung dịch KI. Nhận xét hiện sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
Câu hỏi
1. Giải thích quá trình thí nghiệm và nêu rõ nguyên nhân sự thay đổi màu của các dung dịch.
2. Tác dụng của dung dịch amoni tioxianat và dung dịch kali feroxianua trong thí nghiệm này? các phản ứng đó có ứng dụng gì trong hoá học?
3. Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm nào đã minh hoạ tính oxi hoá của muối sắt (III)?.
Thí nghiệm 6: Điều chế và tính chất của Co(II) và Ni(II) hiđroxit.
Hoá chất và dụng cụ: Các dung dịch CoCl2, NaOH, H2O2, NiCl2, ống nghiệm.
Cách tiến hành 
1. Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống 5-6 giọt dung dịch CoCl2. Thêm vào cả 3 ống nghiệm từng giọt dung dịch NaOH để thu được kết tủa Co(OH)2. Đun nóng nhẹ ống nghiệm thứ nhất và dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ.
Thêm vào ống nghiệm thứ hai vài giọt nước brom và thêm vào ống nghiệm thứ 3 vài giọt dung dịch H2O2.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm. Viết phương trình của các phản ứng.
2. Lấy một ít dung dịch NiCl2 vào hai ống nghiệm. Thêm vào cả hai ống nghiệm từng giọt dung dịch NaOH loãng để điều chế Ni(OH)2. Nhận xét màu sắc kết tủa tạo thành. Đặt một ống nghiệm lên giá để một lúc sau quan sát lại xem màu kết tủa đó có bị biến đổi màu không.
Thêm nước brom vào kết tủa trong hai ống còn lại. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của các phản ứng.
Từ các thí nghiệm đã làm có kết luận gì về độ bền của các mức oxi hoá (II) và (III) của sắt, coban và niken?
Thí nghiệm 7: Phức chất của Co(II) và Ni(II).
Hoá chất và dụng cụ: các dung dịch CoCl2 bão hoà, dung dịch HCl đậm đặc, cồn tuyệt đối, tinh thể CoCl2, dung dịch NH3 đặc, CaCl2 khan, ống nghiệm, giấy lọc,.
Cách tiến hành
1. Lấy 1 ống nghiệm, cho vào đó 4-5 giọt dung dịch CoCl2 bão hoà, thêm vào đó 4-5 giọt dung dịch HCl đậm đặc. Sau đó lại pha loãng dung dịch bằng nước. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của phản ứng tạo phức.
2. Lấy vào một ống nghiệm khô 4-5 giọt cồn tuyệt đối, sau đó thêm vài tinh thể muối CoCl2. Nhận xét màu của dung dịch. Thêm từ từ từng giọt nước clo cho đến khi màu của dung dịch thay đổi. Giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của phản ứng.
3. Bỏ một vài tinh thể CaCl2 khan vào một ống nghiệm chứa khoảng 1ml dung dịch CoCl2 bão hoà. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của phản ứng.
4. Lấy một tờ giấy lọc, tẩm ướt nó bằng dung dịch CoCl2 bão hoà. Sau đó đem hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi đổi màu. Dùng nước thấm ướt lại tờ giấy đó. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
5. Lấy vào một ống nghiệm vài giọt dung dịch NH3 đặc vào ống nghiệm đó cho đến dư. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Viết phương trình của phản ứng.
Thí nghiệm 8: Điều chế muối Mohr.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch FeSO4.7H2O, (NH4)2SO4, dung dịch axit H2SO4, nước cất, bát sứ, phễu lọc, giấy lọc, cốc.
Cách tiến hành: Cân 13,9gam  FeSO4.7H2O cho vào cốc thứ nhất và 6,6gam (NH4)2SO4 vào cốc thứ hai. Hoà tan muối với một ít nước cất, đun nóng cả hai dung dịch đến 60-700C, rót chung vào bát sứ và sau khi đã axit hoá với 1ml dung dịch axit H2SO4, vừa để nguội vừa khuấy liên tục. Để một thời gian, thỉnh thoáng khuấy dung dịch. Khi tinh thể đã tách ra, lọc lấy tinh thể, ép giữa hai tờ giấy lọc và làm khô trong không khí chỗ mát cho đến khi tinh thể không còn dính vào đũa thuỷ tinh. Quan sát màu sắc của tinh thể.
Ghi chú: Muối Mohr là muối sunfat kép ứng với công thức (NH4)SO4.FeSO4.6H2O hoặc (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O tinh thể màu xanh lục, trong suốt, không bị biến đổi màu khi bị cất trữ.
Câu hỏi
1. Tại sao lấy khối lượng FeSO4.7H2O và muối (NH4)2SO4 theo tỉ lệ trên.
2. Tại sao phải axit hoá dung dịch trước khi cho kết tinh?
3. Tại sao vừa để nguội dung dịch vừa phải khuấy liên tục? Động tác đó có tác dụng gì đến quá trình hình thành tinh thể muối kép?
Bài 2. HIĐRO
(Phương pháp điều chế và tính chất)
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1Điều chế khí hiđro bằng cách cho kẽm kim loại tác dụng với axit.
Hoá chất và dụng cụ. Kẽm hạt; dung dịch axit sufuric 10%; ống nghiệm có nút; ống dẫn khí một đầu vuốt nhọn; cặp gỗ; đèn.
Tiến hành thí nghiệm.
a,Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2 ml dung dịch axit sufuric 10%. Nghiêng ống nghiệm, cho vài hạt kẽm trượt theo thành ống (tại sao?). Đậy ống nghiệm bằng nút có mang ống dẫn khí một đầu vuốt nhọn.
Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
b, Lấy một ống nghiệm khác nhỏ hơn úp lên ống thuỷ tinh, khoảng một phút, dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống, để miệng ống lại gần ngọn lửa đèn cồn, sẽ có tiếng nổ; tiếp tục làm như trên cho đến khi không còn tiếng nổ hoặc tiếng nổ bé thì thôi.
Rút ống nghiệm nhỏ, châm lửa đốt đầu ống thuỷ tinh vuốt nhọn. Quan sát màu ngọn lửa khí hiđro.
Giải thích quá trình thí nghiệm.
Thí nghiệm 2Điều chế khí hiđro bằng cách cho nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
Hoá chất và dụng cụ. Nhôm kim loại; dung dịch natri hiđroxit 1 N; ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm. Cho ít nhôm vụn vào ống nghiệm đựng khoảng  1- 2 ml dung dịch natri hiđroxit .
Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 3. Điều chế khí hiđro bằng cách cho natri kim loại tác dụng với nước 
Hoá chất và dụng cụ. Natri kim loại; nước cất; chậu thuỷ tinh; giá sắt; cặp sắt dùng để cặp ống nghiệm; cặp chén nung (hoặc cặp panh); tấm kính; que đóm; hoặc ống thuỷ tinh hình trụ (hoặc ống nghiệm).
Tiến hành thí nghiệm. Lắp dụng cụ như hình vẽ.
Cho nước cất vào khoảng hai phần ba chậu thuỷ tinh. Lấy ống nghiệm đựng đầy nước cất, dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống, úp vào trong chậu, đảm bảo không còn bọt khí trong ống; miệng ống nghiệm nằm dưới mặt nước. Lắp ống nghiệm vào giá. (Nếu có ống thuỷ tinh hình trụ thì dùng tấm kính đậy miệng ống trước khi úp ống vào chậu).
Dùng chén nung hoặc cặp panh gắp một miếng natri từ lọ đựng natri chứa trong dầu hoả trung tính, lau khô bằng giấy lọc, nhanh chóng dùng dao khô cắt một miếng nhỏ (bằng hạt ngô), phần còn lại bỏ ngay vào lọ.
Dùng cặp, cặp miếng natri đưa nhanh vào miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.
Khi biết khí hiđro đã đầy ống nghiệm, dùng tấm thuỷ tinh đặt vào miệng ống nghiệm, cẩn thận tháo ống nghiệm ra khỏi giá, dùng que đóm đang cháy đưa nhanh vào miệng ống nghiệm: Khí hiđro sẽ bốc cháy. (Lót tay cầm ống chứa khí hiđro bằng khăn trước khi đưa đóm vào miệng ống).
Thí nghiệm 4. Tác dụng của khí hiđro với oxi.
Hoá chất và dụng cụ. Kẽm hạt; axit sufuric 10%; kali clorat; mangan đioxit; bình kíp điều chế khí hiđro; bình chứa khí oxi; ống nghiệm; đèn cồn.
Tiến hành thí nghiệm. Khí hiđro được điều chế từ bình kíp với kẽm và axit sufuric 10%; khí oxi được điều chế bằng phương pháp nhiệt phân kali clorat với mangan đioxit làm xúc tác. Nạp khí oxi vào bình chứa khí.
Lấy khí hiđro vào 2/3 thể tích của ống nghiệm bằng phương pháp thu qua nước, sau đó tiếp tục lấy khí oxi đến đầy ống (từ bình chứa khí). Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống. Lót tay bằng khăn mặt (hoặc giẻ dày), cầm ống nghiệm, đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn , đồng thời mở ngón tay cái ra. Nêu hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 5. Khử oxit kim loại bằng hiđro.
Hoá chất cà dụng cụ. Đồng (II) oxit; bình kíp điều chế khí hiđro từ kẽm và axit sufuric; bình rửa khí với axit sufuric đặc; ống thuỷ tinh hình chữ V; đèn cồn; giá; cặp.
Tiến hành thí nghiệm. Lắp dụng cụ như hình vẽ.
1. Cho một ít bột đồng (II) oxit đã được sấy khô vào đày ống hình chữ V. Từ bình kíp cho luồng khí hiđro (đã được làm khô bằng axit sufuric đặc) đi qua ống chữ V. Sau một lúc khí hiđro đã đuổi hết không khí ra khỏi toàn bộ hệ thống phản ứng (làm thế nào để biết?), dùng dèn cồn đôt nóng đáy ống chữ V (đồng thời vẫn cho khí hiđro đi qua) cho đến khi phản ứng xong.
Tắt đèn cồn tiếp tục, tiếp tục cho luồng khí hiđro qua ống chữ V cho đến khi ống nguội hẳn.
Khoá vòi bình kíp. Tháo ống chữ V ngâm ống đựng vào axit nitric đặc. Nhận xét hiện tượng.
2. Muốn chứng minh rằng trong quá trình phản ứng có tạo ra nước thì dùng ống thuỷ tinh chịu nóng, phía trong có đặt thuyền sứ chứa oxit kim loại và lắp dụng cụ như hình vẽ, hơi nước tạo ra sẽ ngưng tụ ở bình hai cổ cuối hệ thống.
Thí nghiệm 6. Tác dụng của hiđro với dung dịch bạc nitrat.
Hoá chất và dụng cụ. Dung dịch bạc nitrat 0.05N; dung dịch chì nitrat 0.5N (hoặc chì axetat); dung dịch kali pemanganat trong kiềm; bình kíp dùng điều chế hiđro từ kẽm và axit sufuric 10%; bình rửa khí và ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm. Nối bình kíp với hai bình rửa khí. Bình thứ nhất đựng dung dịch chì nitrat (hoặc chì axetat); bình thứ hai đựng dung dịch kali pemanganat trong môi trường kiềm.
Khí hiđro từ bình kíp cuốn theo một ít tạp khí là hiđro sufua (H2S). hiđro asenua (AsH3), khi qua các bình rửa khí, cá tạp chất đó đã bị giữ lại.
Nối bình rửa khí thứ hai với ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm có chứa dung dịch bạc nitrat.
Khi cho khí hiđro đi qua dung dịch bạc nitrat, sau 10-15 phút, dung dịch từ trong suốt không màu sẽ tối dần và cuối cùng chuyển sang màu đen theo phản ứng:
2Ag+ +  H2 2Ag    +  2H+
Thí nghiệm 7. So sánh tính khử của hiđro phân tử và hiđro mới sinh
Hoá chất và dụng cụ. Dung dịch sắt (III) clorua loãng; dung dịch natri hiđroxit 10%; dung dịch axit sunfuric 10%; dung dịch kali pemanganat 0.005N; kẽm hạt; bình kíp điều chế khí hiđro từ kẽm và axit sufuric 10%; ống nghiệm; bìa cứng màu trắng ; giá; cặp.
Tiến hành thí nghiệm.
  1. Ống nghiệm đựng khoảng 4 ml dung dịch sắt (III) clorua, thêm vào 4 – 5 giọt dung dịch axit sufuric 10%. Chia dung dịch vào hai ống nghiệm:
Ống 1: Cho thêm vài hạt kẽm.
Ống 2: Cho khí hiđro từ từ đi qua.
Sau 5- 10 phút, so sánh màu sắc ở hai ống. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch natri hiđroxit. Nhận xét màu của kết tủa
  1. Ống nghiệm khác đựng 2 ml dung dịch kali pemanganat 0.005N, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 10%. Trộn đều. Chia dung dịch vào ba ống nghiệm:
Ống 1: Để so sánh.
Ống 2: Cho thêm vài hạt kẽm.
Ống 3: Cho khí hiđro (từ bình kíp) từ từ qua dung dịch.
Sau 5 – 10 phút , so sánh màu sắc của dung dịch ở ba ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH
Thí nghiệm 8. Tỉ khối của khí hiđro 
Hoá chất và dụng cụ: Kẽm hạt; axit sufuric 10% ; bình kíp; bình rửa khí; cân kĩ thuật; hai cốc thuỷ tinh loại 500 – 1000 ml; ống thuỷ tinh hình thước thợ; ống cao su; dây thép nhỏ.
Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm.
Chứng minh rằng khí hiđro nhẹ hơn không khí nên cân lệch về phía cốc(?) chứa không khí.
Tiến hành thí nghiệm. Lắp dụng cụ như hình vẽ.
Dùng hai cốc thuỷ tinh loại 500 – 1000 ml có khối lượng tương đương, đã được sấy khô, dùng dây thép treo ngược hai cốc và cân kĩ thuật. Điều chỉnh cho cân thăng bằng.
Cho luồng khí hiđro khô (từ bình kíp đi qua bình rửa đựng axit sunfuric 98%) từ từ vào cốc (1).
Cân từ từ lệch về phía cốc chứa không khí.
Thí nghiệm 9. Khí hiđro khuếch tán qua ống xốp.
Hoá chất và dụng cụ. Kẽm hạt; axit sunfuric 10%; bình kíp; bình rửa khí; bbình hai cổ; ống sứ xốp; cốc thuỷ tinh; ống thuỷ tinh dài từ 50 – 70 cm (đường kính khoảng 1 cm); ống thuỷ tinh dẫn khí; ống thủy tinh làm vòi phun; chậu thủy tinh; dung dịch màu.
Mục đích và yêu cầu thí nghiệm. Vì hiđro nhẹ và có kích thước nhỏ so với các khí khác, có tốc độ khuếch tán lớn nhất, nên sau khi ban đàu thí nghiệm khoảng 1 – 2 phút có bọt khí sủi ở bình hai cổ và sau đó có nước phun lên ở vòi phun.
Tiến hành thí nghiệm. Lắp dụng cụ như hình 7.
Ống sứ xốp hình trụ, hai đáy đậy kín, ở giữa một đáy có cắm ống thủy tinh dài. Bình hai cổ nút kín bằng nút cao su. Một cổ có mang ống thủy tinh dài dùng làm vòi phun, xuyên qua nút, nhúng xuống gần sát đáy bình.
Bình hai có chứa dung dịch chất màu chiếm khoảng 2/3 – 4/5 thể tích bình.
Úp cốc thủy tinh lên ống sứ xốp. Nối hệ thống điều chế khí hiđro với ống dẫn khí hình thước thợ, một đàu ống luồn vào cốc bên cạnh ống sứ xốp.
Còn nữa….
Thí nghiệm 10. Ngọn lửa hiđro và ngọn lửa hơi benzen.
Hóa chất và dụng cụ. Benzen; bình kíp điều chế khí hiđro như trên; bình rửa khí với axit sunfuric 98%; phễu giọt; ống chữ U.
Bài 2. KIM LOẠI KỀM
(Tính chất của các đơn chất – Phương pháp điều chế
và tính chất của các hợp chất).
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
Thí nghiệm 12. Tác dụng của kim loại kiềm với nước.
Hóa chất và dụng cụ. Các kim loại liti; natri; kali; dung dịch phenolphtalein; cặp sắt (cặp gắp); chậu thủy tinh; phễu thủy tinh.
Tiến hành thí nghiệm. Dùng cặp sắt gắp natri đựng trong lọ dầu hỏa, đặt lên tấm kính, dùng dao khô cắt một mẩu bằng nửa hạt ngô. Quan sát bề mặt lúc mới cắt và sau một thời gian. Nhận xét?
Gắp mẩu kim loại trên cho vào chậu thủy tinh có chứa nước đến 2/3 thể tích. Lấy phễu thủy tinh (có đường kính miệng phễu lớn hơn đường kính của chậu) úp lên chậu. Qua thành phễu, quan sát hiện tượng xảy ra. Sau khi natri đã tan hết, cho vào chậu một vài giọt dung dịch phenolphtalein. Giải thích kết quả.
Lần lượt làm thí nghiệm như trên với liti và kali.
So sánh các hiện tượng ở cả ba trường hợp và rút ra kết luận về khả năng hoạt động của các kim loại kiềm.
Thia nghiệm 13. Mầu ngọn lửa của các kim loại kiềm.
Hóa chất và dụng cụ. Các dung dịch liti clorua, natri clorua, kali clorua, đũa platin, đèn khí; (có thể dùng đèn cồn); dung dịch axit clohiđric đặc.
Tiến hành thí nghiệm. Lấy đũa thủy tinh, đem hơ nóng một đầu trên ngọn lửa đèn khí (hoặc đèn cồn) đến khi mềm. Cắt một đoạn dây platin dài khoảng 5 cm, dùng kìm cặp một đầu dây cắm vào đầu đũa thủy tinh (đã được nung mềm). Sau khi cắm được, tắt đèn, làm nguội đũa thủy tinh từ từ trong không khí (không đạt đũa xuống bàn đá hoặc vật lạnh, dễ bị nứt đũa. Dùng kìm uốn đàu dây platin còn lại thành vòng tròn nhỏ.
Để rửa đũa platin, người ta nhúng đũa (phần dây platin)vào dug dịch axit clohđric đặc, sau đó đốt trên ngọn lửa đèn khí (có thể dùng đèn cồn). Hãy quan sát màu của ngọn lửa.
Sau khi làm thí nghiệm xong cần rửa sạch đũa platin theo phuơng pháp như trên. Lần lượt làm thí nghiệm với dung dịch bão hòa natri clorua và kali clorua.
So sánh mầu ngọn lửa của các kim loại kiềm. (ngọn lửa của liti màu đỏ tía, natri màu vàng, kali màu tím).
Thí nghiệm 14. Điều chế natri peoxit (Na2O2).
Hóa chất và dụng cụ. Kali clorat; manganđioxit; natri kim loại; bình Wurtz điều chế oxi; bình chứa khí (gazomet); bình lọc khí với axit sunfuric đặc; lọ thủy tinh miệng rộng có nắp đậy (2- 3 lít); thìa nhôm nhỏ giá sắt; cặp sắt; đèn cồn; dao cặp panh.
Tiến hành thí nghiệm. Từ bình Wurtz điều chế khí oxi nạp vào bình chứa khí. Nối bình chứa khí với bình rửa khí đựng axit sunfuric đặc.
Lấy thìa nhỏ bằng nhôm uốn gấp khúc hình thước thợ thành cái môi, dùng đũa thủy tinh hoặc que tre nối thành tay cầm dài.
Lấy lọ rộng miệng, khô, có nắp, thể tích lọ khoảng 0.5 lít, thu khí oxi vào đầy lọ. Khí oxi được lấy từ bình chứa khí và đã được làm khô qua bình lọc khí chứa axit sunfuric đặc.
Dùng dao khô cắt một mẩu natri kim loại bằng hạt ngô. Lau khô vết dầu hỏa bằng giấy lọc. Dùng cặp panh gắp mẩu natri bỏ vào thìa nhôm. Đốt cháy natri trong không khí đến khi có ngọn lửa, cầm thìa nhúng thìa vào lọ đựng khí oxi, trong khi natri đang cháy tiếp tục cho thêm khí oxi vào bình bằng cách cho khí oxi qua ống dẫn khí. Đậy bình lại.
Sau khi phản ứng xong, khóa vòi bình chứa khí. Mở nắp lọ, quan sát màu sắc sản phẩm.
Cho sản phẩm vào trong ống nghiệm đựng khoảng 2- 3 ml nước cất. Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 15. Tác dụng của natri peoxit với nước.
Hóa chất và dụng cụ. Natri peoxit; nước cất; thìa thủy tinh; ống nghiệm; đèn cồn; đóm; ống nhỏ giot.
Tiến hành thí nghiệm. Lấy một thìa nhỏ natri peoxit cho vào ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt thêm vào vài giot nước. Tìm cách thử khí thoát ra?
Làm lại thí nghiệm như trên nhưng nhứng ống nghiệm vào cốc đựng nước lạnh (hỗn hợp gồm nước và nước đá). So sánh hiện tượng của cả hai trường hợp. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 16. Tác dụng của natri peoxit với dung dịch kali pemanganat và dung dịch kali iotua.
Hóa chất và dụng cụ. Natri peoxit, dung dịch kali pemanganat 0.005N; dung dịch kali iotua 0.05N; axit sunfuric 20%; ống nghiệm; thìa thủy tinh.
Tiến hành thí nghiệm. Lấy hai ống nghiệm:
Ống 1: Cho vào 1 ml dung dịch kali pemanganat, thêm vào 1 – 2 giọt dung dịch axit sunfuric loãng.
Ống 2. Cho vào 1 – 2 ml dung dịch kali iotua, cho thêm 1 – 2 giọt dung dịch axit sunfuric loãng.
Thêm vào mỗi ống một ít natri peoxit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 17. Điều chế natri hiđroxit từ natri cacbonat.
Hóa chất và dụng cụ. Natri cacbonat khan; vôi tôi bột; bình hình nón 250 ml; nút bấc; ống thủy tinh ngắn; phễu lọc; giấy lọc; đèn cồn; đũa thủy tinh; giá sắt; vòng sắt; lưới amiăng.
Tiến hành thí nghiệm. Hòa tan 14 gam natri cacbonat khan với 100 ml nước trong bình hình nón. Đun sôi dung dịch, thêm từ từ từng lượng nhỏ 8 – 10 gam vôi tôi bột. Đậy bình bằng nút có cắm ống thủy tinh ngắn ở giữa nút (để làm gì?) đun sôi nhẹ dung dịch trong một giờ. Thể tích của dung dịch trong khi đun sôi phải bảo đảm không đổi bằng cách thỉnh thoảng cho thêm nước.
Tắt đèn, giữ dung dịch cho đén khi kết tủa lắng hoàn toàn. Lọc dung dịch. Bỏ kết tủa, dung dịch thu được cho vào lọ riêng.
Thí nghiệm 18. Tính chất của muối natri cacbonat và natri hiđro cacbonat (Na2CO3 và NaHCO3).
Hóa chất và dụng cụ. Natri cacbonat; natri hỉđo cacbonat; nước cất; dung dịch phenolphtalein; dung dịch metyl da cam; bình kíp điều chế khí cacbon đioxit; bình lọc khí chứa dung dịch natri hiđro cacbonat; ống nghiệm; bình tam giác; ống dẫn khí.
Tiến hành thí nghiệm.
1.Trong hai ống nghiệm đựng khoảng 3 ml nước cất, thêm vào mỗi ống một ít tinh thể natri hiđro cacbonat. Lắc ống cho muối tan hết.
Nguồn: Shopkienthuc
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Thực hành thí nghiệm hóa vô cơ phần 2 "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.