Đề cương ôn tập Sinh học 11

By Anonymous
Đề cương ôn tập Sinh học 11



1. ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN: SINH HỌC NỘI DUNG 1: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT 1. Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (glucozo) từ các chất vô cơ từ năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật. 2. Vai trò của quang hợp: - sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta và là nguồn ngyeân liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người. Quang năng đã được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp.Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. Quang hợp điều hòa không khí: giải phóng oxi(là dưỡng khí cho sinh vật hiếu khí) và hấp thụ CO2( góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính). 3. Lá là cơ quan thực hiện quang hợp: a.Hình thái giải phẫu lá: Hình thái giải phẫu bên ngoài: -diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng - có nhiều khí khổng giúp cho CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp . _ Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong: -Gàn lá gồm mạch gỗ và mạch rày để nâng đỡ lá, nhờ vậy nước và ion khoáng đến được từng tế bào thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. - Nhiều tế bào chứa lục lạp. b. Lục lạp là bào quan quang hợp: - Hạt grana gồm các tilacoit tạo thành chứa hệ sắc tố, các chất truyền điện tử và các trung tâm phản ứng. - Chất nền (stroma) ở thể keo và độ nhớt cao trong suốt chứa nhiều enzim cacboxi hóa. 4. Hệ sắc tố quang hợp: a. Các nhóm sắc tố: - Nhóm chính gồm diệp lục a và diệp lục b. - Nhóm phụ (carotenloit): gồm caroten vaø xantophyl. b. Vai trò của hệ sắc tố: - Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng cho phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp Carotenloit  diệp lục b  diệp lục a  diệp lục a ở trung tâm phản ứng. - Sau đó quang năng chuyển hóa thành hóa năng trong ATP và NADPH. NỘI DUNG 2: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Các nhóm thực vật C3,C4, CAM khác nhau ở pha tối. 1. Thực vật C3: Gồm nhiều loài sống khắp nơi trên trái đất, điều kiện khí hậu ôn hòa xảy ra ở nhu mô thịt lá. a. Pha sáng: Xảy ra ở màng tilacoit trong hạt grana. Quá trình quang phân li nước: là phân tử nước bị phân li dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ tạo thành hóa năng trong ATP, NADPH. Pt : Quang phân ly nước : 2H2O  4H + 4e + 02 2. Tạo chất khử mạnh : H+ + NADP  NADPH Tạo chất giàu năng lượng : ADP + P  ATP b. Pha tối: -Xảy ra ở stroma, gọi là pha cố định CO2 gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn cố định CO2 tạo thành APG. (Hợp chất 3 Cacbon) . + Giai đoạn khử APG thành ALPG. (Đường 3 Cacbon) . + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu (Ribulozo-1,5- điphotphat). + Sau đó ALPG (chất có 3 cacbon) tổng hợp glucozo (C6H12O6) từ đó tổng hợp saccarozo, tinh bột, lipit, axit amin. 2. Thực vật C4: _ Gồm thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: ngơ, mía, rau dền, cao lương. _ Nơi có cường độ ánh sáng mạnh, CO2 thấp, nhu cầu nước giảm, có năng suất cao hơn thực vật C3. _ Quá trình cố định CO2 gồm 2 giai đoạn: +Giai đoạn 1: xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá lấy CO2 có nhiều enzim PEP. +Giai đoạn 2: cố định CO2 trong chu trình Canvin tạo thành chất hữu cơ (glucozo) ở tế bào bao bó mạch. + Chất nhận đầu tiên là PEP, sản phẩm chất 4 cacbon, axetoaxetic và axitmalic sau đó hình thành glucozo. 3. Thực vật CAM: _ Gồm những loài mọng nước sống ở vùng hoang mạc khô hạn, khí khổng đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm, chỉ có 1 lục lạp nhu mô lá, gồm 2 giai đoạn. + Giai đoạn 1: cố định CO2 thực hiện vào ban đêm lúc khí khổng mở. + Giai đoạn 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, tổng hợp glucozo thực hiện vào ban ngày lúc khí khổng đúng. NỘI DUNG 3 : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể, đặc biệt là các cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh. 1. Khái quát về hô hấp ở thực vật : a. Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và nước, đồng thời được tích lũy năng lượng trong ATP. b. Phương trình hô hấp tổng quát: C6H12O6 +6O2  6CO2 +6H2O +NL(nhiệt +ATP) c. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật: Phần năng lượng hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật. -Năng lượng hô hấp tích lũy trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây như vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng tổng hợp các chất hữu cơ (protein, axitnucleic...), sửa chữa những hư hại của tế bào ... -Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. 2. Con đƣờng hô hấp ở thực vật : a. Phân giải kị khí( đường phân và lên men): gồm có 2 quá trình: - Đường phân: xảy cho trong tế bào chất phân giải đường glucozo đến 2 axit piruvic. - Lên men: không có oxi axit piruvic chuyển hóa thành rượu etilic +CO2 hoặc axit lactic. b. Phân giải hiếu khí: - Đường phân: từ glucozo thành 2 axit piruvic. 3. - Chu trình Crep: xảy ra khi có khí oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn: giải phóng CO2. - Chuỗi truyền electron: H2 tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi truyền electron. Hiđro được truyền qua chuỗi truyền electron đến oxi để tạo ra nước và tích lũy được 36 ATP. 3. Hô hấp sáng: - Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, oxi tích lũy lại nhiều. Enzimcacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza oxi hóa ribulozo-1,5-điphotphatđến CO2 xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bào quan: bắt đầu từ lục lạp qua peroxixom và kết thúc bằng sự thải ra khí CO2 tại ti thể. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp. 4. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trƣờng: a. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: - Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại. - Quang hợp tích lũy chất hữu cơ, hô hấp phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng (ATP) dùng cho hoạt động sống của cơ thể. - Quang hợp chuyển quang năng thành hóa năng trong glucozo, hô hấp chuyển hóa năng trong glucozo thành hóa năng trong ATP. - Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau. b.Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường: - Nước: cần cho hô hấp, mất nước làm giảm nồng độ hô hấp.Đối với cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước thì hô hấp tăng. Muốn hạt nảy mầm cần đảm bảo đủ nước. - Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường. -Oxi: - Hàm lượng CO2: CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khớ cũng như của lên men etilic. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp. NỘI DUNG 4: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT: 1. Khái niệm: _Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. _ Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường bên ngoài. _ Hô hấp trong: là quá trình trao đổi khí giữa tế bào với máu và dịch kẽ tế bào: oxi hóa các chất trong tế bào tạo ra năng lượng và thải CO2. 2. Bề mặt trao đổi khí: - Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến bề mặt trao đổi khí. -Bề mặt trao đổi khí rộng (S/V lớn). -Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp CO2 và O2 dễ dàng khuyechs tán qua. - Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. - Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí oxi và CO2 để các khí đó dễ dàng khuyeechs tán qua bề mặt trao đổi khí. 4. 3. Các hình thức hô hấp: a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp (sống ở dưới nước hoặc cạn) b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: Nhiều loài động vật sống trên cạn như côn trùng, sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp. - Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống chứa không khí.Các ống dẫn phân cách nhỏ dần.Các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể.Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở. c. Hô hấp bằng mang: ở động vật ở dưới nước: cá, tụm, cua. - Cơ chế: miệng và nắp mang đúng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy liên tục qua mang do bên trong cơ thể tiêu thụ oxi liên tục nên có sự chênh lệch nồng độ khí CO2 và O2 giữa trong và ngoài cơ thể khí O2 đi vào còn khí CO2 đi ra ngoài cơ thể. d. Hô hấp bằng phổi: có ở loài động vật trên cạn như bò sát, chim, thú. - Đường dẫn khí: mũi- hầu- khí quản- phế quản- phổi có mao mạch bao quanh, phế nang giúp sự trao đổi khí. - Ở loài chim có túi khí. - Ở loài lưỡng cư trao đổi qua phổi và da. - Ở bò sát, chim, thú hoạt động thông khí nhờ sự thay đổi thể tích bụng và ngực. - Ở loài lưỡng cư nhờ sự thay đổi thể tích thềm điện. NỘI DUNG 5: TUẦN HOÀN MÁU 1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn: a. Cấu tạo chung: ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. Ở động vật đa bào bậc cao: trao đổi chất qua hệ tuần hoàn gồm các bộ phận: Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu dịch mô. Tim: là 1 cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch, hệ thống tĩnh mạch. b.Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. - 2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: a. Hệ tuần hoàn hở: đa số thân mềm: ốc sên, trai, chân khớp: tụm.. Cơ chế hoạt động: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim và chu trình tiếp tục. Máu chứa sắc tố hô hấp (hemoxianin). Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp tốc độ máu chảy chậm khả năng điều hòa và phân phối máu đến cơ quan chậm. b. Hệ tuần hoàn kín: có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Khả năng điều hòa và phân phối máu đến cơ quan nhanh. Máu chứa sắc tố hô hấp (hemoglobin). Hệ tuần hoàn kín gồm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn ở cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn, máu chảy dưới áp lực trung bình, máu pha. Hệ tuần hoàn kép: ở chim và thú có 2 vòng tuần hoàn: lớn và nhỏ. Máu chảy với áp lực cao, chảy nhanh, máu giàu oxi. 3. Hoạt động của tim: 5. a. Tính tự động của tim: là khả năng co dãn theo chu kì của tim. Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền tim bao gồm:nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất,bó His, mạng Puockin. Cơ chế hoạt động: nút xoang nhĩ tự phát xung điện lan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co lan đến nút nhĩ thất đến bó His rồi theo mạng Puockin. b. Chu kì hoạt động của tim: tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì, tim gồm 3 pha (0,8 giây). Pha tâm nhĩ co: 0,1 s Pha tâm thất co: 0.3s Pha dãn chung: 0.4s Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. Nhịp tim khác nhau tùy loại. 4. Hoạt động của hệ mạch: a. Cấu trúc hệ mạch: có 3 loại: Hệ thống động mạch ở gần tim đường kính lớn. Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch. Hệ thống tĩnh mạch gần tim đường kính lớn. b. Huyết áp: Là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch. Nguyên nhân: do tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt tạo ra huyết áp. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ứng với lúc tim co. Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ứng với lúc tim dãn. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến tiểu động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch (do ảnh hưởng lực ma sát máu lên thành mạch). Huyết áp còn phụ thuộc vào lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu. c. Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của mạch (tỉ lệ nghịch) và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu của đoạn mạch.
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Đề cương ôn tập Sinh học 11 "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.