HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Sinh học – Khối: 10 NC
I. Lý thuyết
Câu 1: Thế nào là prôtêin biến tính và khi nào bị biến tính?
Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi (nhiệt độ cao, pH thay đổi,…), cấu trúc không gian ba chiều bị phá hủy à prôtêin biến tính à mất chức năng.
Câu 2: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
- Mỗi loại thực phẩm chỉ có 1 hoặc 1 số loại prôtêin,mà cơ thể thì cần nhiều loại acid amin khác nhau(trong cơ thể người có khoảng 20 loại acid amin àcần các prôtêin khác nhau mới cung cấp đủ acid amin cho cơ thể) à cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
- Phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin, có 20 acid amin khác nhau trong đó cơ thể chúng ta có thể tổng hợp được 1 số acid amin, các acid amin được gọi là các acid amin thay thế.1 số acid amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, các acid amin đó gọi là các acid amin không thay thế, ví dụ như lyzine(trong sữa giành cho trẻ em thường bổ sung lyzine). Vì vậy chúng ta nên ăn nhiều protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm có nguốn gốc từ thực vật vì thực vật có khả năng tự tổng hợp được tất cả các loại acid amin.
Câu 3: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
- Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích của tế bào sẽ lớn. Kí hiệu S/V (S là diện tích bề mặt tế bào, V là thể tích tế bào). Tỉ lệ này lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.
- Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
Câu 4: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào của một loài ếch A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm. Ông nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhẫn
Hãy cho biết các con ếch này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh điều gì về nhân tế bào?
Kết quả cho thấy con ếch này mang đặc điểm của loài B. Qua thí nghiệm chuyển nhân, chứng tỏ nhân chính là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào
Câu 5: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó?
- Vì nhờ có các dấu chuẩn glicôpôtein đặc trưng cho từng loài tế bào, nhờ vậy các tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận bít nhau và nhận biết các tế bào lạ.
Câu 6: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Khi vẩy nước vào rau, do nồng độ các chất tan trong tế bào rau cao hơn nồng độ các chất tan bên ngoài (hay nói cách khác là thế nước trong tế bào rau thấp hơn bên ngoài) nên nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào rau à Các tế bào rau no nước nên rau tươi lâu
Câu 7:  Phân biệt quang hợp với hô hấp? Mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp?
Hô hấp: 
- Phương trình tổng quát: ..............
- Nguyên liệu: ....
- Sản phẩm:.......
- Nơi thực hiện: Ti thể
- Năng lượng được giải phóng (dị hóa)
- Không có sắc tố
- Thực hiện ở mọi tế bào, vào mọi lúc.
Quang hợp:
- Phương trình tổng quát:......................
- Nguyên liệu: ....
- Sản phẩm:.......
- Nơi thực hiện: Lục lạp
- Năng lượng được tích luỹ (đồng hóa)
- Có sắc tố.
- Chỉ thực hiện ở tế bào quang hợp (phần xanh của thực vật) khi có đủ ánh sáng. 
Câu 8: Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di chuyển của nước.
MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM
CHIỀU DI CHUYỂN CỦA CHẤT TAN
CHIỀU DI CHUYỂN CỦA NƯỚC
ƯU TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.
Ngoài tế bàoè Trong tế bào
Trong tế bào è Ngoài tế bào
ĐẲNG TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.
Không di chuyển
Không di chuyển
NHƯỢC TRƯƠNG
Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.
Trong tế bào è Ngoài tế bào
Ngoài tế bàoè Trong tế bào

Câu 9: Nêu những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
TẾ BÀO NHÂN SƠ
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Kích thước nhỏ
Kích thước lớn
Nhân chưa có màng bao bọc
Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh
Tế bào chất không có hệ thống nội màng
Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt
Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là Ribôxôm
Tế bào chất có nhiều bào quan

Câu 10: Hãy nêu điểm khác nhau về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật?
Điểm so sánh
TB động vật
TB thực vật
Hình dạng
Thường không nhất định
Có hình dạng cố định
Kích thước
- Thường nhỏ hơn, khoảng 20µm
- Thường lớn hơn: 50µm



Cấu tạo
- Không có thành xenlulo
- Có thành xenlulo
- Không bào nhỏ hoặc không có
- Không bào lớn (không bào trung tâm)
- Không có lục lạp
- Có lục lạp
- Hdạng TB là xác định nhưng có thể thay đổi khi hoạt động . Chỉ có TB bạch cầu có hình dạng không cố định
- Hình dạng cố định
- Có trung thể
- Không có trung thể
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt glycogen.
- Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột.

- Màng sinh chất có nhiều colesteton .
- Màng không có hoặc rất ít côlestêrôn.
Tính chất
- Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh
- Ít khi chuyển động, phản ứng chậm
Dinh dưỡng
- Dị dưỡng
- Tự dưỡng
            
Câu 11: Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động  khác nhau như thế nào?

Điểm phân biệt
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Nguyên nhân
Do sự chênh lệch nồng độ
Do nhu cầu của tế bào...
Nhu cầu năng lượng
Không  cần năng lượng
Cần năng lượng
Hướng vận chuyển
Theo chiều gradien nồng độ
Ngược chiều gradien nồng độ
Chất mang
Không cần chất mang
Cần chất mang
Kết quả
Đạt đến cân bằng nồng độ
Không đạt đến cân bằng nồng độ
Câu 12: Cho biết khái niệm về năng lượng? Chuyển hóa năng lượng là gì?
- K/niệm:
- Chuyển hoá năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng (Chuyển hoá giữa 2 dạng động năng và thế năng).
có 3 dạng chuyển hoá năng lượng cơ bản sau:
          Quang năng "hoá năng
Hoá năng " hoá năng
Hoá năng " nhiệt năng.
Câu 13: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP?
+ Cấu tạo:
Gồm 3 thành phần              1 bazơ nitric Adenin
                                           3 nhóm phot phat( trong đó có 2 liên kết cao năng)
                                            Đường ribôzơ
+  Chức năng của ATP :
 Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
 Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.
 Sinh công cơ học.
Câu : Enzim là gì? nêu cơ chế tác động của enzim? Hoạt tính của enzim?
* Cấu trúc:
-            Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ phân tử prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin.
-            Vùng cấu trúc không gian đặc biệt trong enzim chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động.
-            Chất chịu tác động của enzim gọi là cơ chất.
* Cơ chế hoạt động của enzim:
Enzim + cơ chất à enzim – cơ chất sản phẩm + enzim
* Đặc tính: Tính chuyên hóa cao, hoạt tính mạnh
Câu 14: Cho biết vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất? hoạt tính của enzim bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
-      Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường.
-      Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm. vai trò của enzim là làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.
-      Tế bào có thể thông qua việc điều khiển tổng hợp các enzim hay ức chế hoặc hoạt hoá các enzim để diều hoà quát trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
- Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất…
Câu 15: Phân biệt các giai đoạn hô hấp tế bào:
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Đường phân
Tế bào chất
 Glucozơ, ATP, ADP, NAD+
Axit pyruvic, ATP
NADH
Chu trình Crep
Tế bào nhân thực: Chất nền ti thể
Tế bào nhân sơ: Tế bào chất
Axit pyruvic, ADP,
NAD+, FAD, 
ATP,
NADH, FADH2,  CO2
Chuỗi chuyền điện tử
TBNT: Màng trong ti thể
TBNS:  Màng tế bào chất
NADH, FADH2, O2
ATP, H2O
Câu 16: Khái niệm quang hợp, PTTQ? Phân biệt pha sáng pha tối quang hợp.
+ Khái niệm: Quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.
+ Sắc tố quang hợp: Bao gồm các phân tử hữu cơ có khả năng hấp thụ ánh sáng. Có 3 nhóm sắc tố là: Clorophyl (sắc tố chính), carôtenôit, phicôbilin. Mỗi loại sắc tố quang hợp chỉ hấp thu năng lượng ánh sáng ở bước sóng xác định. Vì vậy mỗi loại cây có thể có nhiều loại sắc tố quang hợp (hệ sắc tố).
                                                              Ánh sáng
Phương trình tổng quát: CO2 + H2O                                 (CH2O) + O2
                                                          Hệ sắc tố
+ Sự khác nhau giữa 2 pha
Điểm phân biệt
Pha sáng
Pha tối
Điều kiện
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Nơi diễn ra
 Hạt granna
 Chất nền (Stroma)
Nguyên liệu
H2O, NADP+, ADP
CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm
ATP, NADPH, O2
Đường glucozơ...
II. Bài tập
Bài 1.Một gen có khối lượng phân tử là 9 đvC. Trong đó có A = 1050 nucleotit
1. Tìm số lượng nucleotit loại T, G, X trong gen.
2. Chiều dài của gen bằng bao nhiêu m.
Hướng dẫn giải
1. Dựa vào nguyên tắc bổ sung ta có: A = T = 1050 nucleotit
          Gen có khối lượng phân tử là 9 đvC. Vậy tổng số nucleotit của gen là:
 = 3000 nucleotit.
          Vậy:
G = X =  - 1050 = 450 nucleotit
2. Chiều dài của gen cấu trúc là:
1m    3,4   = 0,51m
Bài 2. Một gen có 120 chu kỳ xoắn. Hiệu số % nucleotit loại A với nucleotit không bổ sung với nó bằng 20%. Trên  mạch 2 của phân tử ADN : X2= 120 ribonucleotit, A2 = 240 ribonucleotit.
Tỉ lệ % và số lượng nucleotit mỗi loại trên cả gen và trên mỗi mạch đơn của gen.       
Hướng dẫn giải
         - Tổng số nucleotit của gen là:
120  10  2 = 2.400 nucleotit
          Theo nguyên tắc bổ sung và theo giả thiết ta có:
  
          - Số lượng nucleotit mỗi loại trên gen là:
A = T =  = 840 nucleotit
G = X =  = 360 nucleotit
          - Theo NTBS:G1 = X2=                              10% = 120 nucleotit
                                      X1= G2 = 30 - 10 =       20% =  240 nucleotit
                             T1 = A2=                        20% = 240 nucleotit
                             A1 = T2=                        50% = 600 nucleotit
Bài tập tự giải
Bài 1: Trong 1 phân tử AND số Nu loại T là 100.000 và chiếm 20%  tổng số Nu.
a.     Tính số Nu thuộc các loại A, X, G. 
b.     Tính tổng số Nu của phân tử AND đó.
c.      Tính chiều dài phân tử AND đó bằng micromet.
Bài 2: 1 gen của 1 sinh vật có chiều dài 0,51 micromet, có G= 900.
a. Tính khối lượng  phân tử của gen.
b. Tính số lượng lk H giữa các cặp Nu của gen.
c. Tính số lượng lk hoá trị giữa các Nu của gen.
Bài 3:  1 gen có tổng số lk H giữa các cặp Nu là 3120. Trong gen hiệu số Nu loại G với Nu khác bằng 240.
a. Xác định chiều dài của gen.
b. Tính khối lượng phân tử của gen.
c. Tính số lượng chu kì xoắn của gen.
d. Tính tỉ lệ (A+T)/ (G+X)?
Bài 4 : 1 gen có khối lượng phân tử là 72.10 mũ 4 đvC. Hiệu số giữa Nu loại G với Nu khác trong gen là 380. Trên mạch gốc của gen có T= 120, trên mạch bổ sung có X= 320.
a. Tính số lượng từng loại Nu trên gen và trên từng mạch đơn của gen.
b. Tính số lượng riboNu mỗi loại và chiều dài của m ARN được tổng hợp từ gen đó.
Bài 5 : 1 gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. Trong đó có A= 300.
a. Tìm chiều dài của gen.
b. Số chu kì xoắn của gen.
c. Số lk H và lk hoá trị giữa các Nu của gen?
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.