Trường THPT Đào Duy Từ                                  
Tổ: Sử - Địa – GDCD
 
                 Trả lời câu hỏi bởi Nguyễn Bảo Sáng. Lớp 10A3. Trường THPT Đào Duy Từ
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
(Chương trình chuẩn năm học 2012 - 2013)

A. PHẦN KIẾN THỨC
I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
1/ Bản đồ
Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
1. Khái niệm thủy quyển.
2. Trên Trái Đất có các vòng tuần hoàn nước nào? So sánh phạm vi và quá trình diễn ra của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn?
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của một con sông?
4. Trình bày đặc điểm và sự phân bố một số sông lớn trên thế giới.
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển
1. Sóng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra hiện tựợng sóng biển.
2. Sóng thần là gì? nguyên nhân và hậu quả của sóng thần?
3. Khái niệm, nguyên nhân sinh ra thủy triều, thủy triều có vai trò như thế nào đối vói sản xuất và đời sống?
4. Quy luật phân bố các dòng biển nóng, lạnh trong các đại dương trên Thế giới.
6/ Thổ nhưỡng quyển.
Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
1.  Khái niệm về đất và thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành đất?
2. Thế nào là độ phì của đất? Tại sao trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ phì của đất?
3. Nhân tố sinh vật và địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ.
4. Phân tích các nhân tố hình thành đất? Con người có vai trò như thế nào đối với sự hình thành đất?
5. Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.
Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Trình bày giới hạn sinh quyển, sinh quyển có phân bố đều trong chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất.
1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ?
2. Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì?
3. Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ Bắc xuống Namcó những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi những vĩ tuyến nào?
7/ Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
                   */-----Trọng Tâm-----/*
Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1. Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất)
*Trả lời: -Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các thành phần (khí quyển, thạnh quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
* Phân biệt:
- Lớp vỏ Trái Đất:
+Chiều dày: Từ 5 km (Đại dương) – 70km (lục địa)
+Thành phần vật chất: Gồm nhiều tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng đá trầm tích, thứ hai là tầng granit gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự, cuối cùng là tầng badan bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự.
- Lớp vỏ địa lí:
+Chiều dày: Từ 30 – 35 km
+ Thành phần vật chất: Khí quyển, thạnh quyển, thổ nhưỡng và sinh quyển.
2. Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Created by Nguyen Bao Sang
*Trả lời: -Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
-Nguyên nhân: Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực hoặc nội lực, vì thế  chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
-Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đỏi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
-Ý nghĩa: Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
3. Lấy vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.
VD: Sự thay đổi lượng nước của sông ngòi vào mùa lũ là do lượng mưa tăng lên. Kết quả làm cho lưu lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở đều bị biến đổi theo hướng tăng cường. Khi mùa mưa qua đi, sông ngòi lại trở lại bình thường.
Created by Nguyen Bao Sang
4. Tại sao chúng ta phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện các điều kiện địa lý của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng? Lấy ví dụ làm rõ?
*Trả lời: Vì các điều kiện địa lí này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, cái này thay đổi thì cái kia cũng thay đỏi theo vì vậy cần xem xét kĩ và toàn diện để xác định các điều kiện địa lí này có thay đổi theo chiều hướng tích cực hay không để tiến hành sử dụng chúng.
VD: .........................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................
Bài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
1. Khái niệm, nguyên nhân của quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
*Trả lời: -Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
-Nguyên nhân: Là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
2. Quy luật đai cao là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó?
*Trả lời: - Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
-Nguyên nhân: Là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
-Biểu hiện: Là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
3. Quy luật địa ô là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó?
*Trả lời: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
-Nguyên nhân : Là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
-Biểu hiện : Là sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.      Nguyen Bao Sang

4. Hãy lấy những ví dụ chứng minh quy luật địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí?
*Trả lời:…………………………………………………………………….........
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
II. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Địa lí dân cư
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số
1. Tình hình dân số thế giới, xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó?
*Trả lời: -Tình hình : Dân số thế giới : +Năm 2005 : 6477 triệu người
              +Năm 2011 : 7 tỉ người
+ Quy mô dân số khác nhau giữa các nước.
+ 11 nước có dân số trên 100 triệu người.
+ Có nhiều nước có dân số từ 0.01 – 0.1 triệu người
- Xu hướng : +Dân số thế giới tăng nhanh, đặc biệt là những năm cuối thế kỉ XX.
            +Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng ngắn lại.
=>Quy mô dân số ngày càng lớn à Dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng và tăng nhanh.
Created by Nguyen Bao Sang

2. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học ?
Sự gia tăng dân số :
Gia tăng dân số tự nhiên
Gia tăng dân số cơ học
- Giống :
+Làm cho dân số thế giới có những biến động



- Khác :
Bộ phận cấu thành :
+Sinh thô – Tử thô
+Xuất cư  – Nhập cư
Phạm vi :
+Phạm vi rộng : một vùng, một quốc gia, hay cả thế giới.
+Phạm vi hẹp : một khu vực hay quốc gia còn đối với thế giới thì không có ý nghĩa.
Tác động :
+Tác động thường xuyên đến sự gia tăng dân số.
+Tác động tức thời.

3. Gia tăng dân số quá nhanh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
*Trả lời: - Kinh tế :+ Gây sức ép đến GDP và giảm lượng tích lũy GDP. GDP đầu người giảm. Chất lượng cuộc sông giảm.
- Xã hội : Thất nghiệp, thiếu việc làm, thiếu nhà ở, thiếu đất, y tế - giáo dục không được đảm bảo.
- Môi trường : Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do quá trình sx, rác thải sinh hoạt, giao thông,...
4.Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực của sự gia tăng dân số?
*Trả lời: - Gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận tác động : gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học. Tuy nhiên tác động của gia tăng dân số cơ học chỉ tác động tức thời, không thường xuyên chỉ khi có lực hút thì dân số mới có chuyển biến tương đối mạnh và nó chỉ tác động đến quy mô dân số của 1 vùng, 1 quốc gia, không tác động đến quy mô dân số toàn cầu. Còn tác động của gia tăng dân số tự nhiên thì lại tác động thường xuyên đến sự gia tăng dân số nó tác động không chỉ 1 vùng, 1 quốc gia mà còn cả trên toàn thế giới vì vậy gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực của sự gia tăng dân số. Created by Nguyen Bao Sang
Bài 23. Cơ cấu dân số.
1. Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?
*Trả lời: -Cơ cấu dân số theo giới : biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
-Cơ cấu dân số theo tuổi : là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
-Trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì : nó có ý nghĩa quan trọng thể hiện tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số, nguồn lao động, phân bố sx, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, qua cơ cấu dân số người ta có thể người ta có thể đưa ra chính sách phát triển của 1 quốc gia.

2. Thế nào là cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ? Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì?
*Trả lời: -Cơ cấu dân số trẻ : Nhóm tuổi từ 0 – 14 > 35%, nhóm từ 60 tuổi trở lên < 10%
-Cơ cấu dân số già : Nhóm tuổi từ 15 – 59 < 25%, nhóm từ 60 tuổi trở lên > 15%
3. Có những kiểu tháp dân số nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số đó.
*Trả lời: - Có 3 kiểu :
+ Kiểu mở rộng : Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải ; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp : Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+Kiểu ổn định : Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rông hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu. Created by Nguyen Bao Sang
Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
1. Khái niệm phân bố dân cư, các đặc điểm của sự phân bố dân cư. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
*Trả lời: - Phân bố dân cư là sự sắp xếp một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội.
-Đặc điểm : +Phân bố dân cư không đều trong không gian
          +Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
-Nhân tố ảnh hưởng : + Trình độ phát triển của lực lượng sx, tính chất của nền kinh tế, sau đó là điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,...
2. Các đặc điểm của đô thị hóa, ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường?
*Trả lời: -Đặc điểm: +Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
                                   +Dân cư tập trung ở các thành phố lớn và cực lớn
                                   +Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
-Ảnh hưởng : + KT – XH : Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
+Môi trường : Do sự chuyển cư ồ ạt đến các thành phố lớn sẽ sinh ra lượng rác thải lớn cộng thêm khí thải của các phương tiện giao thông ngày càng nhiều gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
3. Đô thị hóa là gì? Tại sao phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
*Trả lời: - Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
-Phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì nếu quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng à dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội. Created by Nguyen Bao Sang
2/ Cơ cấu nền kinh tế
Bài 26. Cơ cấu nề kinh tế
1. Khái niệm nguồn lực? Phân biệt các loại nguồn lực và vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
*Trả lời: -Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,...ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
-Phân biệt các nguồn lực:
*Căn cứ vào nguồn gốc : +Vị trí địa lí
 +Tự nhiên
 +KT-XH
*Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ : +Bên ngoài
+Bên trong
-Vai trò của từng nguồn lực :
*Vị trí địa lí : Chính trị ổn định, ngã tư đường hàng hải.
+Kinh tế :Nằm gần trung tâm ĐNA. Nằm trong diễn đàn kinh tế Châu Á TBD
+ Giao thông: ..........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
-Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên cho quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế cho sự phát triển.
-Nguồn lực về khing tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Created by Nguyen Bao Sang

2. Hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
*Trả lời:…………………………………………………………………….........
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
3. Khái niệm cơ cấu nền kinh tế. Các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.
*Trả lời: -Khái niệm : Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các nghành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
-Các bộ phận : .........................................................................................................
...................…………………………………………………………………….......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
3/ Địa lí nông nghiệp
Created by Nguyen Bao Sang
Bài 27. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Ngành nông nghiệp có những đặc điểm gì? theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao?
*Trả lời: -Vai trò : Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nghành sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
-Đặc điểm : +Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
+Đối tượng của sãn xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
+Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
+Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
+Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành nghành sản xuất hàng hóa.
-Đặc điểm quan trọng nhất là ..............................................................................
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Tại sao các nước đang phát triển đông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
*Trả lời: Các nước đang phát triển là các nước nghèo, các nước đông dân nhu cầu về lương thực rất lớn nếu không đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp thì sẽ không cung cấp đủ lương thực trong nước và sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài vậy sẽ tốn một khoản tiền lớn. Vì vậy việc phát triển nghành nông nghiệp là rất cần thiết.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố nông nghiệp.
*Trả lời:…………………………………………………………………….........
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt
Created by Nguyen Bao Sang
1. Vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu.
*Trả lời: -Vai trò : +Cây lương thực : Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, còn là hàng hóa xuất khẩu.
+Cây công nghiệp :Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.
-Đặc điểm : +Cây lương thực chính:
Cây lương thực
        Đặc điểm sinh thái
            Phân bố


+Lúa gạo :
-Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
-Đất phù sa và cần nhiều phân bón.



+Lúa mì :
-Ưa khí hậu ẩm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.
-Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón



+Ngô :
-Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
-Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.


+Cây công nghiệp chủ yếu :
Các loại cây công nghiệp
       Đặc điểm sinh thái
                      Phân bố
Cây lấy đường
-Mía




-Củ cải đường

-Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.
-Thích hợp với đất phù sa mới.
-Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ
-Thường được trồng luân canh với lúa mì.

Cây lấy sợi
-Cây bông
-Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định
-Cần đất tốt, nhiều phân bón.

Cây lấy dầu
-Cây đậu tương
-Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.

Cây cho chất
kích thích
-Chè



-Cà phê


-Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.
-Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp nhất là đất badan và đất đá vôi.

Cây lấy nhựa
-Cao su
-Ưa nhiệt ẩm, không chịu được gió bão.
-Thích hợp nhất với đất badan


-Biên độ sinh thái hẹp, mỗi cây thích hợp với những điều kiện nhiệt ẩm và mỗi loại đất khác nhau.
2. Tại sao phải chú trọng trong việc trồng rừng?
*Trả lời: Hiện nay rừng đang cạn kiệt, độ che phủ rất thấp không đảm bảo vai trò bảo vệ MT, trồng rừng chi bảo vệ môi trường mà còn là nguồn gen quý giá , chống xói mòn, giảm lũ lụt, là lá phổi xanh của Trái Đất, điều hòa lượng nước trên mặt đất, cung cấp lâm sản, đặc sản, dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Vì vậy cần phải chú trọng trong việc trồng rừng.
  */-----End Trọng Tâm-----/*
Bài 29. Địa lí ngành chăn nuôi
1. Vai trò, đặc điểm vả sự phân bố của các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.
2. Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò như thế nào? Hãy nêu tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới, liên hệ với Việt Nam.
Created by Nguyen Bao Sang
B. PHẦN KĨ NĂNG
1. Kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan để trình bày, mô tả, so sánh, giải thích các sự vật hiện tượng địa lí.
2. Kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để phân tích, giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí ( đất, sinh vật, các loại cây trồng, vất nuôi...)
3. Kĩ năng phân tích, nhận xét bảng số liệu thống kê.
4. Kĩ năng tính toán, vẽ và nhận xét đồ thị, biểu đồ.
Mét sè d¹ng bµi tËp rÌn luyÖn kÜ n¨ng.
1/ Trình bày cách tính và tính các số liệu còn thiếu sau
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Dân số
( triệu người)
?
80.9
?
?
?
Biết tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta là 1,2% và không thay đổi trong thời kì 2000 - 2010.
2/ Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995- 2000.
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:
Năm
1995
1997
1998
1999
2000
Dân số(triệu người)
?
?
975
?
?

3/ Cho bảng số liệu về quy mô dân số của thế giới, thời kì 1804 - 2005
Năm
1804
1927
1959
1974
1987
1999
2005
2025
(dự báo)
Dân số
(triệu người)
1000
2000
3000
4000
5000
6000
6477
8000
Created by Nguyen Bao Sang
1.  Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số thế giới qua các thời kì.
2.  Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét 

4/ Cho bảng số liệu tỉ suất sinh thô của thế giới, thời kì 1950 2005
                                                                                                      (đơn v ị %0)
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2005
Tỉ suất sinh thô
36
32
31
27
23
21
      1.  Hãy vẽ biểu đồ  thể hiện tỉ suất sinh thô của thế giới qua các năm.
      2.  Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân.
5/ Cho bảng số liệu sau về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 2000 2005   Created by Nguyen Bao Sang                                                                                 
                                                                                                   (Đơn vị %)
Nhóm tuổi
0 -14
15 -64
Trên 65
Các nước đang phát triển
32
63
5
Các nước phát triển
17
68
15
a.     Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu theo nhóm tuổi.
b.     Nêu nhận xét và giải thích về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của hai nhóm nước trên.
6/ Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2000
Tên nước
Chia ra
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Pháp
5,1
27,8
67,1
Mê- hi- cô
28
24
48
Việt Nam
68
12
20

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê - hi- cô và Việt Nam năm 2000. Nhận xét.
7/ Cho bảng số liệu cơ cấu GDP theo ngành thời kì 1990 -2004 của các nước đang phát triển.
Khu vực
Năm 1990
Năm 2004
Nông - lâm ngư - nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Nông - lâm -ngư  nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Đơn vị  (%)
29
30
41
25
32
43
1. Vẽ biểu đồ so sánh cơ cấu GDP theo ngành của các nước đang phát triển thời kì 1990 - 2004
2. Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét
8/ Cho bảng số liệu:
Diện tích dân số thế giới và các châu lục năm 2005
Châu lục
Diện tích (triệu km2)
Dân số  (triệu người)
Châu Phi
30,3
906
Châu Mĩ
42
888
Châu Á (Từ LB Nga)
31,8
3920
Châu Âu (kể cả LB Nga)
23
730
Châu Đại Dương
8,5
33
Toàn thế giới
135,6
6477
a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.
9/ Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950 - 2003
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2003
Sản lượng (Triệu tấn)
676
1213
1531
1950
2060
2021
- Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.
- Nhận xét.
10/ Cho bảng số liệu:
Đàn bò và đàn lợn trên thế giới thời kì 1980 - 2002 (triệu con)
               Năm 
Vật nuôi
1980
1992
1996
2002
1218,1
1281,4
1320
1360,5
Lợn
778,8
864,7
923
939,3
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số lượng bò và lợn.
b) Nhận xét.
              ttcm                                                                         Nguời lập

  Nguyễn Thị Chiến                                                  Đoàn Thị Phương Thảo



Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.