Chu trình sinh địa hóa

I. Chu trình sinh địa hóa các chất
1. Khái niệm:
Là chu trình trao đổi các chất trong t
ự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
2. Một số chu trình cơ bản:
- Chu trình cacbon:

+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit thông qua quá trình quang hợp của thực vật và tồn tại trong các hợp chất hữu cơ.
+ Trong quần xã sinh vật, cacbon được trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thông qua con đường đồng hóa và dị hóa.
+ Cacbon được trả lại môi trường qua quá trình hô hấp của thực vật, động vật và quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, các hoạt động công nghiệp cũng trả cacbon về môi trường.
+ Một phần cacbon bị lắng đọng trong chu trình hình thành các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa…
- Chu trình nước:
+ Nước mưa rơi xuống chảy trên mặt đất, một phần thấm xuống mạch nước ngầm, còn lại tích lũy trong đại dương, sông hồ…
+ Thực vật và động vật sử dụng nước.
+ Nước được trả lại thông qua hiện tượng bốc hơi, bài tiết…

II. Sinh quyển
- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
- Sinh quyển dày khoảng 20km, gồm địa quyển (vài chục mét), thủy quyển (10 – 11km), khí quyển (6 – 7km).


Nguồn bài viết: http://www.sinhk33.com/2013/04/bai-44-chu-trinh-sinh-dia-hoa.html#ixzz2Txjm4Fxk
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Bài 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.