ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
Triệu chứng:
- Xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
- Nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy.
Xử trí:
Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường. Nhịn ăn một bữa.
Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
- Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
- Nôn mửa qúa nửa giờ.
- Sốt trên 37,5 độ.
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Triệu chứng:
- Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
- Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
Xử trí:
- Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
- Sưởi ấm.
- Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
- Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
NGỘC ĐỘC NẤM
* MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA NẤM ĐỘC VÀ NẤM ĂN ĐƯỢC.
+ Nấm độc:
- Thường có hình thù kỳ dị.
- Màu sắc rực rỡ và có ánh lân tinh khi để trong bóng tối.
- Ngắt đọt cây thấy có nhựa trắng.
- Nhai thử thì thấy có vị đắng, cay hay buồn nôn.
- Nếu nấu lên 15 phút, sau đó bỏ vật bằng bạc hay bằng đồng mà bề mặt vật đó bị đen lại.
- Hoặc có bọc loe hình chén – còn gọi là yếm chân cứng (xem hình).
+ Nấm ăn được:
- Dưới mũ có kẻ khía.
- Trên mặt mũ thường trơn láng một màu.
- Có thể có bọc loe (yếm) mềm hình chén ở chân.
Triệu chứng và xử trí:
Tùy thuộc loại.
- Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.
- Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
* Tóm lại nếu không biết chắc thì tốt nhất là đừng ăn kẻo ngộ độc rất nguy hiểm.
NGỘ ĐỘC THUỐC
- Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo.
- Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.
Triệu chứng:
- Xanh tím, vã mồ hôi.
- Thở nông hoặc ngưng thở.
Xử trí:
- Thổi ngạt.
- Chuyển ngay đến bệnh viện.
SAY NẮNG
Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
Triệu chứng:
- Da đỏ, rất nóng và khô.
- Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
- Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
- Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
- Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
Xử trí:
- Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
- Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
- Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
- Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
- Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.
SAY NÓNG
Là tình trạng cơ thể ở trong một môi trường qúa nóng nhưng ẩm ướt và không có gío, lao động chân tay nặng nhọc.
Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sốt cao lại được bọc trong chăn (mền).
Triệu chứng:
- Mệt rã rời, chuột rút. Có thể không sốt.
- Da lạnh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn.
- Mạch nhanh, nhịp thở nhanh.
- Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Có thể trụy mạch, ngất xỉu.
- Đối với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn giật.
Xử trí:
- Đặt nạn nhân ở nơi mát.
- Cho uống nước lạnh hoặc nước có pha 1 thìa (muỗng) cà phê muối cho 1 lít nước.
- Mời bác sĩ.
CHÓ DẠI CẮN
Xử lý:
- Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó.
- Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt.
- Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại.
- Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.
RẾT CẮN
Rết là một loài bò sát có rất nhiều chân (cả trăm chân), có một đôi răng nhọn hoắt. Sau khi cắn người thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
Triệu chứng:
- Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu.
- Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.
Xử lý:
- Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac.
- Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức.
- Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.
Theo dân gian:
- Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.
- Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.
- Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.
- Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.
- Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.
BÒ CẠP CHÍCH
Mũi kim ở cuối phần đuôi Bò cạp có chứa nọc độc cực kỳ lợi hại và có một số trường hợp có thể đưa đến tử vong, ta không nên xem thường.
Triệu chứng:
Người bị Bò cạp chích cảm thấy đau nhức và sưng tấy lên, chảy cả nước mắt nước mũi, lợm giọng, nôn mửa, tê lưỡi, nhức đầu, buồn ngủ, thở hổn hển, thậm chí có thể hôn mê, nóng sốt cao độ, viêm tụy.
Xử lý:
- Tìm cách lấy ngòi châm độc ra.
- Rửa nước sạch chỗ bị chích, lấy vải lạnh băng lại.
- Chữa bằng cách giác hơi giống như bị rắn cắn.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Bồ công anh và Đại thanh diệp để đắp lên vết thương.
- Nếu thấy chưa thuyên giảm thì phải chuyển gấp vào bệnh viện.
ONG ĐỐT
Triệu chứng:
Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
Xử lý:
- Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.
- Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.
- Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau.
- Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.
- Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Thất diệp nhất chi hoa, Tử hoa địa đinh, bồ công anh và Bán biên liên để đắp lên vết thương.
- Người dân tộc thường cố đập chết con ong lấy xác xé làm đôi và đắp lên vết cắn.
- Dùng gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
- Nếu có nhiều vết đốt thì chuyển viện gấp.
ĐỈA HOẶC VẮT CẮN
Hãy yên tâm, hai con này cắn thì không thấy đau, nhưng sẽ bị mất máu.
Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ… to bằng khoảng ngón tay út. Người ta có câu “Dai như đỉa” có nghĩa là khi nó đã bám vào người nào để hút máu thì rất khó dứt ra. Vết cắn của nó hơi ngứa ngứa chút đỉnh.
Vắt thì ở trên cạn, chỉ nhỏ bằng que tăm, thường nằm dưới lá ẩm mục. Nó có vẻ “khôn” hơn con đỉa ở chỗ: Không bao giờ hút máu liền ngay sau khi bám vào người chúng ta. Nó thường cẩn thận bò len lỏi vào những chỗ kín nhất trong cơ thể chúng ta, lúc ấy mới tiến hành hút máu. Đến khi ta phát hiện thì hỡi ôi! Con vắt ban đầu chỉ bằng que tăm, giờ đây nó đã lớn bằng ngón tay cái. Điều đ1o có thể hiểu rằng số lượng máu của ta mất đi ngang bằng với kích thước thực tại của nó.
Triệu chứng:
Sau khi cắn, những con vật này thường tiết ra chất Hirudin nên máu cứ chảy không ngừng vì chất này có khả năng chống đông máu.
Xử lý:
- Con đỉa kỵ vôi hoặc xà phòng. Do đó, khi đi tắm chỗ nào nghi có đỉa thì nên mang theo 2 thứ đó. Nên khi nếu lỡ ta bị đỉa hút máu, thì hãy bôi một trong 2 thứ này vào: Nó sẽ nhả ra ngay.
- Nếu chúng chui vào mũi hoặc tai (hoặc bất kỳ ngóc ngách nào trên co thể): lấy nước vôi trong bơm vào cho nó nhả ra. Sau đó dùng kẹp gắp.
- Dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào, nó cũng nhả ra.
- Bôi dung dịch Perchlorure mà đem cầm máu là hiệu qủa nhất.
VE CẮN
Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).
Triệu chứng:
- Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu.
- Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.
Xử lý:
- Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra.
- Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn.
- Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.
NGỨA DO TRÚNG MẮT MÈO
Triệu chứng:
Khi bị trúng mắt mèo, ta thấy rất ngứa. Nếu gãi lãi càng thấy ngứa thêm, vết gãi sẽ càng tấy đỏ. Trái mắt mèo giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù mắt.
Xử lý:
- Đốt giấy hơ lên chỗ ngứa.
- Nắm cơm nếp (hoặc cơm tẻ cũng được) lăn trên da mặt.
- Hoặc dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rồi lột ra để loại bỏ các lông.
RẮN CẮN
XÁC ĐỊNH LÀ RẮN ĐỘC CẮN
Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia…
Triệu chứng:
- Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.
- Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.
Xử lý:
- Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.
- Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô.
- Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát.
- Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm.
- Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt. Lưu ý: Phương pháp này phải làm ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì xem như vô ích.
- Cho nạn nhân uống cà phê hoặc chè đặc.
- Quấn nước đá vào một khăn vải và đắp chườm xung quanh vết rắn cắn.
CHỮA DÂN GIAN:
-Hòa chung 20g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) với 5g phèn chua: giã nhuyễn, nước để uống, xác đắp lên vết cắn.
- Nhai cùng một lúc 6-7 lá trầu, 1 qủa cau, một chút vôi trầu, một miếng quế bằng ½ ngón tay út giã nhuyễn. Nuốt hết nước cốt vào miệng.
- Chuyển nạnnhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc-càng êm càng tốt).
SỐT CAO
Triệu chứng:
Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt coa trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Xử trí:
- Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.
- Quạt cho người bệnh.
- Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C.
- Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
- Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật.
- Phải chườm lạnh tích cực hơn.
- Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).
CHẢY MÁU CAM
Xử trí:
- Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu.
- Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
- Tiếp tục bóp chặt mũi.
- Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
- Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
- Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
No Comment to " Xử lí các tình huống thường gặp khi sinh hoạt tập thể "
(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.