Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở,chỉ là nơi đất o
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
A - gợi ý chung
Để bình giảng tốt hai khổ thơ này, cần phải nắm được vị trí của chúng trong bài thơ. Đây là những lời khái quát triết lý sau một đoạn dài tác giả nhắc đến kỉ niệm rất cụ thể về những “anh”, những “em” những “mế”. Tuy có tính chất khái quát cao nhưng đoạn thơ không rơi vào khô khan. Cần phải chỉ ra được chiều sâu tâm hồn ẩn chứa trong những câu thơ cô đọng như châm ngôn ấy. Bên cạnh đó cũng cần dừng lại phân tích cách sử dụng hình ảnh rất sáng tạo của nhà thơ đã làm cho bản chất của vấn đề được nổi rõ. Phải nhận thức được rằng những lời khái quát ấy đã đánh dấu một bước chuyển , bước trưởng thành trong suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về cuộc đời, về nhân dân và cách mạng.
B – gợi ý cụ thể
I – Mở bài
- Tiếng hát con tày là một bài thơ tiêu biểu của tập ánh sáng và phù sa đã thể hiện rất tài hoa niềm hăm hở, mê say của nhà thơ trên hành trình về với nhân dân.
- Điểm lắng đọng nhất của bài thơ có lẽ là hai khổ thơ nói lên một cách khái quát sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với những miền đất đã từng qua, từng sống.
II – Thân bài
- Đoạn thơ phát biểu những khái quát triết lí về mối quan hệ ân nghĩa giữa chúng ta với mọi vùng đất nước.
- - Hình thức hỏi để khẳng định trong hai câu thơ có tác dụng khắc sâu thêm ý thức vào lòng người đọc, nhấn mạnh cáitính chất thể hiện của nỗi nhớ. ý thức được trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời được biểu hiện rõ nét ở đây.
- - Hình thức diễn đạt có vẻ trùng lặp ở hai câu mang tính nghệ thuật. Nó đập mạnh vào trí giác của độc giả, buộc ta phải chú ý để nhận ra một vấn đề có ý nghĩa quy luật đã được nêu ra ở đây.
- - Trong khổ thơ thứ hai, chữ “tình yêu” đã được hình tượng hoá bằng những hình đẹp, có khả năng biểu đạt cao.
- - Chữ “tình yêu” thứ hai không hoàn toàn đồng nghĩa với chữ “tình yêu “ thứ nhất. Nó dùng để diễn tả với nghĩa rộng lớn hơn để nói lên ý nguyện tha thiết của nhà thơ muốn ôm trọn cả quê hương bằng thứ tình yêu nước lớn lao, kết quả của một quá trình hội nhập với cuộc sống nhân dân.
III – Kết luận
- Đoạn thơ có một vẻ đẹp vừa trí tuệ, vừa tình cảm, có khả năng đi sâu vào tâm hồn người đọc.

C – Bài làm

Lần đầu tiên khi tiếp xúc với Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, thật sự tôi không khỏi bỡ ngỡ và xa lạ, vì thấy cái tựa đề của nó sao như rộng lớn và xa vời quá! Nói về đất nước, có lẽ Chế Lan Viên phải đề cập đến những cái gì “cao siêu” lắm? Thế nhưng, cái cảm giác ấy dần tan biến đi khi tôi đọc và cố hiểu bài thơ. Cũng với mục đích là phục vụ chính trị, nhưng lòng thơ không khô khan, xa lạ mà dường như vẫn còn đâu đây sức nóng hổi của một trái tim đầy nhiệt huyết. Chưa tin ư? Mời bạn đọc hãy thử xem, chỉ một đoạn thơ thôi, ta sẽ thấy ngay được đó chính là những dòng thơ viết ra bằng mạch cảm xúc thật đang dân lên trên đầu ngọn bút:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
ở đây cảm xúc chính của đoạn thơ cũng nói về nỗi nhớ như không ít những bài thơ khác. Đó cũng là quy luật của thường tình. Bởi vì đất nước rộng lớn vô cùng mà:
Làm trai cho đáng làm trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
Bằng những tâm hồn phóng đạt và thiết tha yêu quê hương những người trai ấy đã in dấu trên khắp mọi nẻo đường của tổ quốc và non sông hùng vĩ, không biết những bàn chân ấy đã từng đi qua đến những miền quê nào, nhưng ở đâu, khung cảnh hiện ra trong đoạn thơ với cả một hệ thống các hình ảnh trong các đoạn thơ trước, ta có thể biết được nơi đây, nơi cụ thể mà tác giả đang gửi nỗi nhớ, chính là miền Tây Bắc. Nhưng nếu hiểu một cách rộng hơn, rằng đây chính là nỗi nhớ về một nét đặc trưng của miền quê Tổ Quốc thì có lẽ chẳng sao, vì ngay ở lời tự đề của bài thơ, chính Chế Lan Viên đã viêt:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu?
Phải, một khi tâm hồn đã hoá thành những con tàu để hát lên lờn kêu gọi chân tình, tha thiết:
Em ơi lên tàu cùng đi trên khắp quê hương
Xem quê ta nằm mộng mơ trong nắng sương…
Thì nơi nào con tàu ấy đi qua lại không phải là một miền quê, một miền sở mến yêu:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?...
Nhớ về Tây Bắc, những hồi ức và hoài niệm cũ, bông dưng trở thành một dòng thác trở về và ồ ạt chảy trong tâm khảm nhà thơ. Miền quê Tây Bắc với những ngọn đèo cao nằm ẩn mình trong sương núi, với những thác dài ngàn năm hát mãi bản tình ca. Một cánh rừng xanh với những thấp thoáng giữa khói sương đang là đà lan nhẹ, nhưng cũng đầy cheo leo hiểm trở mà đã hơn một lần được Quang Dũng đưa vào những trang thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống….
Người đọc cảm nhận được ở câu thơ của Chế Lan Viên hình ảnh một miền Tây Bắc xa xôi qua những nét phác thảo đơn sơ nhưng tiêu biểu. Cảnh Tây Bắc hiện về trong nỗi nhớ vừa mang một vẻ đẹp huyền ảo nhưng cũng hết sức kì vĩ lớn lao, tượng trưng cho vẻ đẹp hoành tráng nên thơ của núi rừng bát ngát. Rõ ràng câu thơ chỉ gợi mà không tả, chỉ bằn những hình ảnh thoáng qua “bản sương giăng”, “đèo mây phủ” cũng đủ để ta thấy được sự thân thuộc và gắn bó đầy mật thiết giữa cảnh và người. Xứ Tây Bắc đèo hút gió nên vỗn dĩ đã từng mang danh là xứ của ma thiêng quỷ độc, không có những rừng thông bạt ngàn trên đồi Đà Lạt, cũng không phải là những triền núi thoai thoải gió như Nha Trang. Người ta đến nơi đây không phải để vui chơi, có lẽ chính vì thế mà nó sẽ không bao giờ là thiên đường lí tưởng cho những nàng tiểu thư hay công tử nơi thành thị. Nhưng riêng với tác giả, nó là là một người bạn chí thân
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?
Thật nhẹ nhàng, lời thơ có tác dụng của một câu hỏi tu từ đầy chân tình tha thiết, một câu hỏi được đặt ra dường như cho chính bản thân mình. Cách làm duyên trong bài tho cũng thật đáng yêu. Phải chăng một khi đã tự nhận mình là một đứa con của quê hương, thì bất cứ nơi đâu trong lòng quê hương ấy ta mãi mãi là một đứa con ruột thịt? Mà đã là “con” thì làm sao không gắn bó và thân thương với mẹ? Từ tình cảm ấy,Chế Lan Viên đã đưa ra một chân lí sống mà nhà thơ đã tự chiêm nghiệm được ở cuộc đời
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.
Hà Minh Đức đã có những lời nhận xét thật hay về hai câu thơ ấy “Hình tượng thơ trong đoạn thơ đã vận động từ cảm xúc đến suy tưởng. Từ tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lên thành một suy nghĩ. Ranh giới giữa cảm xúc và suy nghĩ đã bị vượt qua nhẹ nhàng, làm cho câu thơ vừa rung động về cảm xúc nhưng cũng lắng sâu về suy nghĩ”.
Thật sự là như vậy ! Đoạn thơ đang tràn đầy cảm xúc của nỗi nhớ nhung, đến đây bỗng dưng đằm thắm lại, sâu lắng như một lời chiêm nghiệm. Câu thơ chính là để trả lời cho câu hỏi tu từ trên hay là để Chế Lan Viên tự nói với chính mình? Nó chứa đựng sự phát hiện sâu sắc một quy luật của tình cảm, của đời sống tâm hồn, nhưng lại không hề khô khan bởi triết lý của trí tuệ và lí lẽ. Điều đó có lẽ bởi nhà thơ đã tự mình lập nên cái quy luật ấy, không phải bằng phép suy luận của lý trí, mà chủ yếu bằng những xúc động của con tim mình. Lời nói có lẽ là được phát ra từ tận đáy sâu trong tâm hồn tác giả, mà cũng có thể là ông đã nghe được từ trái tim của đất. Chính vì vậy, Chế Lan Viên, chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi, nhưng đã nói hộ được bao người với nỗi niềm tình cảm bấy lâu nay ấp ủ trong lòng:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.
“Nơi đất ở” – “đất đã hoá tâm hồn”, một lối viết theo tư duy ngược chăng? Lẽ ra, tác giả phải nói vậy: Khi ta ở, ta dường dửng dưng và vô tình với đất, ta chỉ xem đất như là một nơi để ở mà thôi. Nhưng đến khi ta ra đi, thì dường như ta nhớ đến đất như nhớ về một con người thật sự, một con người có linh hồn”. Thế thì tại sao lối viết của nhà thơ lại đảo ngược vị trí của người và đất? Một dụng ý nghệ thuật rõ ràng.
PhảI thôi! Có lẽ nhà thơ đang nhấn mạnh về hình ảnh và vai trò của đất, một hình ảnh mà trước đây ông đã từng gọi nó bằng tiếng “Mẹ” thân yêu. Nếu ai đã từng trải qua cuộc kháng chiến gian khổ chín năm chống giặc, từng gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, từng chia ngọt sẻ bùi một bát cơm, chén nước, cùng đắp chung cái chăn sui trong sự đùm bọc yêu thương của đồng bào….có như thế mới hiểu được tại sao mà “đất đã hoá tâm hồn” khi ta cất bước ra đi. Đó có phải chăng là tiếng gọi của quê hương, “ hoá tâm hồn” để vẫy ta trở về miền quê cũ:
Đất nước dẫu nghèo
Ta yêu đến vô cùng
ít vải chẳng ai chê áo rách
ít thời gian ghét vẽ vời kiểu cách
Bất trắc nhiều dạy ta biết lo xa….
Phải chăng giữa miền đất hứa ấy và trái tim nhà thơ đã hình thành một sợi dây vô hình nhưng bền chặt? Nên mỗi bước đi của nhà thơ chính là mỗi bước tìm về kỉ niệm, để tìm về sự thuỷ chung với quê hương cho dù đó không phải là nơi chôn rau cắt rốn, nhưng khác nào một bà mẹ thứ hai đã nuôi lớn cuộc đời mình!....
Đang triền miên với những suy tưởng về đất nước quê hương ,mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang mạch rung cảm và suy tưởng khác:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.
Nhớ anh, nhớ em, nhớ mẹ , nhớ chính mình , rồi cuối cùng mới nhớ đến người yêu. Không lẽ đây là nỗi nhớ sau cùng, lại loà nỗi nhớ “bỗng” đến, một nỗi nhớ thoáng qua không định trước? Thực ra không phải là như vậy! ậ đây, nhà thơ đã tách riêng ra khỏi hệ thống của nỗi nhớ quê hương đất nước, để dành trọn một phần mà thương nhớ về “em”. Bởi lẽ trong cái sống của “anh”, em là người thực sự có vai trò quan trọng, anh đã dành cho em cả một góc con tim, hình ảnh em đã được anh lưu giữ ở tận đáy sâu của cánh cửa tâm hồn, một khaỏng trời riêng của nỗi nhớ đã được tách riêng ra để dành trọn cho em yêu quý. Đó chính là lí do tại sao nỗi nhớ em lại là nỗi nhớ sau cùng. Như vậy, lại càng vô lí khi bảo đây là một nỗi nhớ thoáng qua. Thực ra , khi đọc kĩ bài thơ, ta sẽ tìm ra được một ẩn ý mà Chế Lan Viên đã đặt ngầm trong đó: hình ảnh em dường như được nhà thơ đặt vào hình ảnh của quê hương. Em chính là quê hương nên có nhớ đến quê hương, có nhớ lại được từng bóng dáng quê hương, thì tác giả mới tìm lại được hình ảnh em trong đó. Như vậy , tình yêu riêng của nhà thơ lại thêm một lần nữa đặt vào tình cảm chung của quê hương đất nước. Đây có lẽ là nét khác biệt rõ rệt của hầu hết các nhà thơ đương thời so với giai đonạ của văn học lãng mạn 1930-1945.
Chính vì nhớ em với một nỗi nhớ thiết tha như vậy, nên Chế Lan Viên phải tìm được hình ảnh thơ thật xứng đáng để diễn tả cho dòng cảm xúc trào dâng trong trái tim mình:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét.
Thường nhắc tới tình yêu, người ta hay nhắc đến mùa xuân. Nhưng ở đây, để diễn tả nỗi nhớ và sự cần thiết của nhau trong cuộ sống, Chế Lan Viên đã dùng hai hình tượng là “ đông” và “rét” để nói lên mối liên quan mật thiết giữa cuộc đời. Có mùa đông nào mà không rét, nhắc đến mùa đông mà không nói đến cái giá rét lạnh lẽo của nó thì có lẽ mùa đông sẽ chẳng bao giờ có được cái gọi là “đông”. Anh và em cũng vậy! Nếu mùa đông đang chờ đợi hơI gió rétt thì anh cũng đang chờ đợi chính em đây. Anh dang chờ đợi em sẽ trở về bên anh, với quê hương đầy kỉ niệm. Từ dòng suy tưởng đó, tình yêu của tác giả chợt hiện lên và đẹp đẽ vô cùng. Nó lấp lánh với những sắc màu thắm tươi của “cánh kiến hoa vàng”, của “chim rừng lông trở biếc” , một bức tranh tình yêu được dệt từ những màu sắc rực rỡ của mùa xuân và cuộc đời. Ai đó đã nói “tình yêu biến thiên như một hàm số”. Có lẽ đúng. Nếu khi về với nhân dân nhà thơ đã dùng đến năm so sánh độc đáo bất ngờ thì “bỗng nhớ em” cũng được nhà thơ đưa ra một loạt so sánh về tình yêu giữa anh và em như “đông về nhớ rét”, như “cánh kiến hoa vàng” như “Xuân đến chim rừng lông trở biếc”. Tác giả không hề đưa ra những định nghĩa bí hiểm trừu tượng và kiểu cách mà giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới? Nó gần gũi với chúng ta nhưng thật là những khám phá bất ngờ nhiều sắc màu rực rỡ. Chính sự so sánh linh động đã tạo nên một giá trị mới trong muôn vàn cách nghĩ về tình yêu. Không hiểu sao tôi cứ tâm đắc với câu thơ này:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét.
Anh “bỗng” tìm được so sánh biểu hiện đúng nhất tình cảm nhớ em chứ đâu phải anh vô tâm mà “bỗng nhớ em”? “ Cho con về gặp lại”, “Con gặp lại nhân dân như nai về”, “đống về nhớ rét”. Tất cả đều định hướng về nơi ấy…..
Bản chất của mùa đông là giá rét. Hoá ra nhớ em là anh tìm lại đựơc chính mình ư?
Giá rét thường gợi đến nhu cầu có nhau:
Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Nửa đắp cho em ở miền sóng bể
Nửa đắp cho mình ở phía không có em
(Chế Lan Viên)
“Những bông hoa và tiếng nhạc mùa xuân chưa phảI là tình yêu”. Vâng ,tình yêu ở đây đã có nỗi đắm sâu chân chất, đã qua cáI thủơ ban đầu với những thử thách khổ đau, đến mùa đông và vượt qua nó để táI sinh và thăng hoa rực rỡ với mùa xuân….
Đoạn thơ kết thúc bằng một câu thơ mang ý nghĩa khái quát chung cho toàn đoạn. Chế Lan Viên triết lí lúc nào ta chẳng hay
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Câu thơ nhẹ nhàng giản dị như một câu hát của tráI tim, nhưng lại chứa đựng một chân lí kì diệu của tình yêu trong cuộc sống. Đến đây, đoạn thơ như lại được hoà nhập chung với dòng cảm xúc của toàn bài. Bởi lẽ khi nói đến tình yêu, ta có thể nghĩ rộng ra, bung khỏi giới hạn của tình yêu giữa anh và em, là tình yêu đối với dân tộc, đồng bào, với quê hương đất nước. Câu thơ vì thế có sức khái quát thật cao, vượt qua khỏi câu ca dao bình dân ngày nào :”Yêu nhau yêu cả lối đi”….và nâng cao lên nhiều sức kì diệu của tình yêu. Nó mang giá trị biểu cảm không kém chút nào so với những câu thơ trong bài Quê hương của Giang Nam:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Tình yêu không những làm nhà thơ gắn bó với quê hương, mà còn làm phát sinh ra tình cảm đối với miền quê còn xa lạ. Đoạn thơ kết thúc trong một âm hưởng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, ngọt ngào thi vị….

Bài làm 2
Trong sổ tay của Chế Lan Viên, có viết “Bài thơ thu, anh làm một nửa mà thôI còn một nửa cho mùa thu làm lấy”. “Một nửa anh làm” tức là cái dấu ấn sáng tạo của riêng anh, “một nửa mùa thu tự làm lấy” tức là hiện thực tươi rói của cuộc đời tràn vào thơ anh. Bài thơ Tiếng hát con tàu của tác giả thể hiện khá rõ nét quan điểm nghệ thuật đó. Đặc biệt là khổ thơ làm đề từ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Mặc dù bài thơ có liên quan đến sự kiện kinh tế xã hội. Cuộc vận động nhân dân miền xuôI lên xâu dựng kinh tế miền núi. Sự kiện ấy là điểm xuất phát gợi cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn. Nó gợi về trong tâm hồn nhà thơ những tình cảm thắm thiết và những kỉ niệm sâu nặng với nhân dân, đất nước và lời kêu gọi lên miền Tây trở thành lời giục giã, mời gọi những tâm hồn thơ đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân. Từ một vấn đề kinh tế – xã hội bài thơ mở ra những suy tưởng sâu rộng về cuộc sống và nghệ thuật.
Tiếp xúc với bài thơ trước hết ta tiếp xúc với tựa đề của nó “Tiếng hát con tàu”, một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng. Sự thật thì chưa hề có con tàu và đường tàu nào lên Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng ra đI đến những miền xa xôi, đến với nhân dân đất nước và cũng là đến với những ước mơ , những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật, đến với cuộc đời rộng lớn..
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi:
Ngoài cửa ô! Tàu đói những vành trăng
Nói đến con tàu là nói đến sự ra đi, nói đến quá trình vượt qua những không gian bao la để đến với hạnh phúc và ước nguyện. Phải chăng con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng cởi trói tâm hồn mình ra hướng gió trong trời đất bao la hoà mình vào cuộc sống tìm đến bể lớn cần lao của nhân dân hát mãi khúc hát lên đường của tác giả. Đến với nhân dân là đến với những niềm vui vô tận của cuộc đời: niềm vui được xây dựng, được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống chung của mọi người nơi những miền xa xôi của Tổ quốc. Tây Bắc không riêng gì Tây Bắc mà nó còn là tổ quốc bao la, là đất mẹ đang ngày đêm cần những đứa con đến để xây dựng. Chính nơi xa nôi mênh mông ấy là đời sống cần lao và chiến đâu đầy gian khổ nhưng cũng đầy tình nghĩa đồng bào.
Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi
Chằng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Thơ cũng như nghệ thuật nói chung bắt nguồn từ hiện thực. KHông có hiện thực đẹp đẽ của cuộc đời thì không có thi ca. Vì vậy thơ phảI hướng tớ hiện thực của cụoc đời. Và cuộc đời mà thơ hướng tới phảI là cuộc đời mạnh mẽ và rộng lớn. Không có sức mạnh vô hình nào có thể ngăn cách thơ và hiện thực bởi lẽ thơ là phương thức trữ tình, là tiếng hát của con tim. Nó xác lập mổiung cảm giữa con người và cuộc sống, tạo ra những âm hưởng ngọt ngào vào lòng người đọc. Chính vì vậy “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát trăn trửo say sưa tràn đầy phấn khởi của một tâm hồn khoẻ khoắn, khoáng đạt bộc lộ khát vọng của chính mình. Tâm hồn ấy có lúc “muốn là vì sao le lói ở trời xa” đã “ đóng kính phòng văn hì hục viết” để “nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày “ giờ đây đang phá cái lồng chật chội của cá nhân để dang cánh bay thẳng vào bâu trời “nhân đân” đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” chính cái phút bừng sáng ấy lại biến hồn thơ Chế Lan viên thành con tàu. Và người đọc bị cuốn hút ngay vào sự khẩn trương giục giã như chính nhịp điệu của con tàu đi. Nghệ thuật quán xuyến tâm lí của Chế Lan Viên là chỗ đó.
Tư tưởng của bài thơ còn được biểu hiện thêm trong bốn câu đề từ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
“Đề từ” là tấm biển chỉ đường hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả, vào tư tưởng của gác phẩm. Hình thức sáng tạo có đề từ như thế này không phải riêng Chế Lan Viên có mà đã có rất nhiều người chú ý. Tố Hun đã lấy câu thơ trong Mẹ Tơm làm đề từ cho cả tập thơ Gió Lộng
“Gió lộng đường khơi rộng đất trời” hay Huy Cận đã đề từ bài Tràng giang của mình bằng câu: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo. Cảm hứng đó được phát triển trong toàn bộ bài thơ.
ở đây, với Chế Lan Viên đề từ này cũng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả nhưng nó có những cái hay riêng của nó
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Bài thơ là lời mời gọi lên Tây Bắc xâu dựng kinh tế – xã hội như một khúc hát lên đượng lở đây, Chế Lan Viên không giới hạn bài thơ của mình ở mục đinchs vận động tuyên truyền cho một chủ trương chính sách cụ thể, bài thơ còn mang ý nghĩa khái quát sâu rộng về đời sống và chân lí nghệ thuật. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, hoà bình được lập lại, nơi nơi đang cất lên tiếng hát xây dựng theo tiếng gọi của Đảng của Bác Hồ. Các thế hịe nhà văn đã xem văn hoá nghệ thuật là một mặt trận và lấy cuộ sống hiện thực để làm đề tài sáng tác. Hoà mình vào dòng thác ấy: nhiều nhà thơ nhà văn đã xung phong đi đầu…và trong đó có Chế Lan Viên. Nếu như trước kia Nam Cao cho rằng : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối…nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” tức là ông muốn đặt vấn đề cuộc sống lên trên văn chương. ở đây, Chế Lan Viên cũng nói “ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” tức là anh phải mở rộng lòng mình đón nhận hiện thực cuộc sống. Nghệ thuật đâu phải tự nó đến mà có thể nảy sinh khi người nghệ sĩ mở lòng ra đón nhận và hoà nhập vào cuộ đời rộng .Chế Lan Viên cũng chỉ rõ : nếu lòng anh đã hoá những con tàu và tiếng hát con tàu đã hoà nhập cùng khúc hát của bốn bề tổ quốc thì chính là lúc ngừoi nghệ sĩ có thể soi mình vào đấy mà thấy đựơc cả đất nước nhân dân
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Trong Chim lượn trăm vòng Chế Lan Viên đã diễn tả hình tượng này
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ.
Nghĩ là Chế Lan Viên đã “ cho hồn” mình hoà vào cuộc sống vươn tới cuộc sống hay nói đúng hơn nhà thơ đã ý thức được về vai trò quyết định của đời sống với văn chương cũng như không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuạt. Tóm lại phảI để cho “cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng” và nhà văn là bến bờ đón nhận những lớp sóng ấy
Câu thơ:
-Lòng ta đã hoá những con tàu
-Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Nghe kì lạ nhưng thực ra chúng thống nhất một cách biện chứng với nhau. Bởi lữ có sự thống nhất giữa ngoại cảnh và nội tâm “hướng nội” và “hướng ngoại”.
Như vậy qua Tiếng hát con tàu và đặc biệt là khổ thơ đề từ tác giả đã thể hiện khá rõ nét những quan niệm của mình về đời sống cũng như chân lí nghệ thuât. Cũng như “đời đã ngân lên tiếng thơ, phù sa đời đã làm tươi tốt cho thơ” và “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.

Theo: Shopkienthuc
Nguồn: KienThucViet.Net
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.