Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC:

II . CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ CÂY.
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a.Hấp thụ nước

- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút luôn theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dung dịch ưu trương của các tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (hay chênh lệch thế nước)
b. Hấp thụ muối khoáng
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo hai cơ chế :
- Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp.
- Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
- Gồm 2 con đường:
+ Con đường gian bào: Từ lông hút " khoảng gian bào các TB vỏ " Đai caspari "Trung trụ " Mạch gỗ.
+ Con đường tế bào: Từ lông hút " các tế bào vỏ " Đai caspari" Trung trụ " mạch gỗ.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THU NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ CÂY
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là : Nhiệt độ, ánh sáng, ôxy, pH., đặc điểm lý hoá của đất.....
- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường: Rễ tiết các chất làm thay đổi tính chất lý hoá của đất.
Một số câu hỏi trong sách giáo khoa:
1) Rễ của thực vật ở trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Gợi ý trả lời : Rễ của thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đâm sâu và lan tỏa tới hướng nguồn nước. Đặc biệt, chúng hình thành liên tục với số lượng rất lớn các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Do vậy, sự hất thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
2) Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoảng ở rễ cây.
Gợi ý trả lời: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động ( theo cơ chế thẩm thấu), tức là di chuyển từ môi trương đất nơi có nồng độ chất tan thấp ( môi trường nhược trương ) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao ( dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao ).
Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
 - Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất ( hoặc môi trường dinh dưỡng ) vào rễ theo građien nồng độ. Nước đi sau từ môi trường ( nơi có nồng độ ion cao) vào rễ ( nơi nồng độ của ion đó thấp).
 - Cơ chế chủ động : Đối với một số ion cây có nhu cầu cao. Ví dụ, ion Kali (K+), di chuyển ngươicj chuyền građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ : bơm natri: Na+ - ATPaza, bơm Kali: K+ - ATPaza,....)
3) Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úc lâu ngày sẽ chết ?
 Đối với cây trên cạn, khi ngập úng mưatj nước ngăn cách sư tiếp xúc của không khí với mặt đất, ôxi không thâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại dối với tế bào và làm cho long hút chết mà cũng không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây sẽ không hấp thụ được nước, cân bằng nước bị phá vỡ, cây sẽ bị chết. Ngoài ra, cây bị ngấp úng so với điều kiện cạn ở ban đầu là sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cây không kịp thích nghi với điều kiện mới.

Kiến thức sinh học 11 cơ bản

Theo: Shopkienthuc
Nguồn: KienThucViet.Net
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " [Sinh 11] Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.