GỢI Ý CHẤM CỦA BÁO GIÁO DỤC.

Giới thiệu được luận đề cần giải quyết
2.      Giải quyết vấn đề
a.       Giải thích:
+ Giải thích từ ngữ:
-         Kẻ cơ hội là người nhanh chóng nắm bắt hoàn cảnh hoặc điều kiện thuận lợi để thực hiện một mục tiêu nào đó.
-         Nôn nóng: thái độ vội vàng, muốn nhanh chóng đạt được kết quả
-         Người chân chính: người có những suy nghĩ và việc làm nghiêm túc, có đạo đức, có mục tiêu tốt đẹp theo đúng chuẩn mực của xã hội; đạt đến thành công bằng chính năng lực của mình.
-         Kiên nhẫn: quyết tâm, bền chí để đạt được mục tiêu đã xác định.
-         Thành tích, thành tựu: kết quả tốt đẹp cuối cùng của một quá trình suy nghĩ và làm việc.
+ Giải thích ý nghĩa cả câu:
Ý kiến trên cho thấy kẻ cơ hội và người chân chính đều muốn có những kết quả tốt đẹp cho việc làm của mình nhưng kẻ cơ hội thì vội vàng, còn người chân chính thì kiên nhẫn. Câu nói có phần phê phán thái độ nôn nóng, vội vàng, mặt khác khẳng định sự kiên nhẫn của người chân chính.
b.      Bàn luận:
-         Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích:
+ Có ý kiến cho rằng “Đời người có ba thứ qua đi không lấy lại được là tuổi trẻ, thời gian và cơ hội”. Cơ hội chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, nếu không biết nắm bắt, nó sẽ vuột mất. Vì vậy, kẻ cơ hội rất nôn nóng trong việc vận dụng điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Đời người có thể có nhiều cơ hội nhưng các cơ hội ấy không giống nhau, vì vậy một khi cơ hội qua đi sẽ không đạt được kết quả như ý.
+ Kẻ cơ hội hiểu rất rõ sự bất ổn này nên có thể dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt được kết quả (dẫn chứng).
-         Người chân chính thì kiên nhẫn để đạt được thành tựu:
+ Người chân chính cũng biết nắm bắt cơ hội nhưng không đạt được mục tiêu bằng bất cứ giá nào như kẻ cơ hội. Nếu thất bại, người chân chính sẽ đứng lên từ chính chỗ thất bại ấy để làm lại từ đầu.
+ Người chân chính thường làm việc với một lý tưởng phù hợp với những chuẩn mực của xã hội nên có sự bền chí, quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu.
+ Người chân chính xem cơ hội là phương tiện chứ không phải là cứu cánh trong việc thực hiện mục tiêu. Do vậy, họ có lòng kiên trì, theo đuổi mục tiêu cho đến cùng, chứ không dựa dẫm, không dùng thủ đoạn (dẫn chứng).
c.       Mở rộng:
Ý kiến này giúp ta phân biệt rõ thế nào là kẻ cơ hội và người chân chính. Mặt khác, nó cho thấy cách thực hiện mục tiêu của kẻ cơ hội và người chân chính rất khác nhau. Từ đó, ý kiến này có vai trò định hướng cho học sinh và thanh niên trong việc thực hiện ước mơ, theo đuổi mục tiêu của mình. Ta phải biết nắm bắt cơ hội nhưng cũng phải có lòng kiên nhẫn thì mới đạt được những thành tựu tốt đẹp, có ý nghĩa.
3.      Kết luận:
Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.

-----------------
Gợi ý làm bài của báo Tin tức VN 

Yêu cầu chung: phải có kết cấu của một bài văn dù ngắn (có giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề). Lí lẽ, mạch lạc lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phải có sức thuyết phục.

Ý thứ nhất - Giới thiệu vấn đề: xuất phát từ thực tế về “bệnh thành tích” đang là quốc nạn từ nhà trường cho đến ngoài xã hội để nêu vấn đề. (0,5đ)

Ý thứ hai – Giải quyết vấn đề: (1đ)
- Giải thích các khái niệm “kẻ cơ hội”“người chân chính”“nôn nóng”,“thành tích”“kiên nhẫn”, “thành tựu”“kẻ cơ hội” là kẻ lợi dụng thời cơ để kiếm lợi cho mình (chức vụ, tiền bạc.v.v.), người chân chính là người sống chân thực, đàng hoàng, chính đáng. Thành tích là kết quả mà chỉ căn cứ vào người làm việc báo cáo. Thành tựu là kết quả của quá trình làm việc có thực. Nôn nóng là tìm mọi cách để tạo ra thành tích một cách nhanh nhất, kiên nhẫn chỉ thái độ kiên trì nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn để làm nên thành tựu.
- Kẻ cơ hội nôn nóng tạo ra thành tích bao giờ cũng gắn với mục đích không chính đáng, mục đích xấu, chỉ phục vụ cho quyền lợi của bản thân dẫn đến lừa dối xã hội, nhất là cấp trên. Nguy hại của bệnh thành tích là tạo nên một xã hội ảo, nền kinh tế ảo, làm suy sụp nhân cách (0,5đ)
- Người chân chính là người bao giờ cũng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của mình. Họ chính là người làm nên bộ mặt thật, đời sống thật , góp phần xây dựng xã hội từ các thành tựu của họ. Nhưng trước hết họ góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng đạo đức của xã hội. Trong thực tế hiện nay không thiếu những người chân chính nhưng sự quan tâm đến họ không phải nhiều. (0.5đ)

Kết luận:
Phải chống bệnh thành tích, nói không với bệnh thành tích (Trích: Nguyễn Thiện Nhân )

------------------

Hướng dẫn chấm của Bộ giáo dục

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm
đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù
hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành
tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu.
- Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công
việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.
0,5
2.
Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm)
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích (1,0 điểm)
+ Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết
quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được
thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả.
+ Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho
thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong xã hội; đó chính là sự suy đồi về
đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.
- Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu (1,0 điểm)
Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế
họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những
thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá
trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt.
+ Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu hiện
của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích
thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người
tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.
- Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả
thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ
hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả.
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.” Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.