GIÁO ÁN
Bài 33: Axit Sunfuric – Muối Sunfat
(Chương trình: Chuẩn)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Văn Biều
Sinh viên thực hiện:     Nguyễn Kim Diễm Mai
Lớp:                                Hóa 3A
Năm học:                        2008-2009

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a/ Học sinh biết :
ü   Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit, nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là có tính oxi hóa mạnh.
ü   Vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế quốc dân.
ü   Phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
ü   Cách tiến hành các thí nghiệm có liên quan,quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận từ các thí nghiệm.
b/ Học sinh hiểu :
ü   Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh gây ra do gốc axit SO42-, trong đó S có số oxi hoá cao nhất (+6).
ü   Sự giống và khác nhau giữa axit sunfuric với các axit khác.
c/ Học sinh vận dụng:
ü   Có thể vận dụng bài học để giải các bài tập, nhận biết các chất.
ü   Có thể giài thích các hiện tượng thiên nhiên có liên quan đến bài học.
2. Kĩ năng
ü   Viết PTHH của các phản ứng trong đó axit sunfuric đặc, nóng với kim loại và một số phi kim.
ü   Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học.
ü   Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập định tính, định lượng.
3. Thái độ
ü   Rèn cho học sinh thái độ làm việc, học tập khoa học, nghiêm túc, tích cực, chủ động.
ü   Thận trọng khi sử dụng hóa chất .
ü   Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường.
4. Trọng tâm
ü    Biết tính chất hóa học của axít sunfuric, đặc biệt là tính oxi hóa của axit sunfuric đặc.
ü   Cách nhận biết axít sunfuric và muối sunfat.
ü   Biết phương pháp sản xuất axít sunfuric trong công nghiệp .
ü   Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng oxi hóa – khử .

II. Phương pháp giảng dạy
ü   Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để dạy các nội dung: tính chất vật lý, tính chất hoá học, muối sunfat và nhận biết muối sunfat.
ü   Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy ứng dụng và sản xuất axit sunfuric.
ü   Sử dụng phương pháp trực quan để dạy tính chất vật lý, tính chất hoá học và nhận biết muối sunfat.
ü   Sử dụng phiếu học tập.
ü   Sử dụng bài tập trong giờ dạy.
ü   Tổ chức họat động nhóm.

III. Chuẩn bị
ü   Hoá chất: H2SO4 đặc, miếng Cu, đường sacaroze, dd BaCl2, dd Na2SO4, nước.
ü   Dụng cụ:
- Ống nghiệm:              8 cái
- Giá đỡ ống nghiệm:  1 cái
- Ống nhỏ giọt:            2 cái
- Đèn cồn:                    1 cái
- Đũa thủy tinh:           1 cái
- Cốc thủy tinh:           1 cái
- Kẹp ống nghiệm:      2 cái
- Diêm quẹt
ü   Phiếu học tập để củng cố kiến thức sau bài học.
ü   Đề kiểm tra bài cũ.

IV. Tiến trình dạy học
v   Chú ý : Hs đã được học về axit sunfuric ở lớp 9, chương 1, bài “Một số axit quan trọng”. Do đó các em đã biết về:
·             Tính chất vật lý, cách pha loãng axit sunfuric đặc.
·             Tính chất hoá học của axit sunfuric loãng.
·             Tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric đặc: tác dụng với Cu (kim loại đứng sau hidro trong dãy hoạt động hoá học) nhưng chưa được học về phản ứng của axit sunfuric đặc với phi kim và hợp chất.
·             Tính háo nước của axit sunfuric đặc.
·             Ứng dụng của axit sunfuric.
·             Sơ lược về sản xuất axit sunfuric.
·             Nhận biết ion sunfat.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-Nội dung:
+ Tính chất của H2S
+ Tính chất của SO2
-Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm 6 câu
-Đối tượng: tất cả học sinh
-Thời gian: 7 phút

-Bài kiểm tra gồm 6 câu
-Đáp án:
1C
2B
3D           1,5 điểm
4B
5A
6C            2,5 diểm( bài toán)

Hoạt động 2: Vào bài
- Dành ra 2 phút cho các tổ thảo luận câu hỏi: “Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 9 các em hãy liệt kê tất cả những tính chất của axit sunfuric loãng , axit sunfuric đặc, viết phản ứng minh họa cho tính chất đó”
- Chuẩn bị một phần quà nhỏ dành cho tổ có câu trả lời đầy đủ nhất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lý của axit sunfuric.
GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng axit sunfuric và yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của axit H2SO4
GV: Cho HS xem và nghiên cứu Hình 6.6: Cách pha loãng axit sunfuric đặc để trả lời cho câu hỏi “Làm cách nào để pha loãng axit sunfuric đặc?”

I- Axit sunfuric
1- Tính chất vật lí
- Axit Sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có d = 1,84 g/cm3)
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. Do đó nếu ta rót nước vào H2SO4, nước sẽ sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm.Vì vậy khi pha loãng axit đặc phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh mà không làm ngược lại.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của H2SO4 loãng
GV: dựa vào phần thảo luận đầu giờ sẽ bổ sung, nhắc lại đầy đủ cá tính chất của axit sunfuric loãng.
GV: nhắc lại điều kiện để một muối tác dụng với axit loãng là sau phản ứng phải tạo kết tủa hoặc giải phóng khí.

2- Tính chất hóa học
a/ Dung dịch axit sunfuric loãng
Có đầy đủ các tính chất chung của axit: Quì tím hóa đỏ, t/d với kim loại đứng trước hiđro giải phóng hiđro, t/d với oxit bazơ và bazơ, t/d với muối
Fe + H2SO4         FeSO4 + H2
CuO + H2SO4        CuSO4 + H2O
2NaOH+H2SO4      Na2SO4+2H2O
H2SO4 +Na2CO3             Na2SO4 +
                           CO2 + H2O

Hoạt động 4: Tính chất oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc.
GV: Biểu diễn thí nghiệm:Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng và với H2SO4 loãng:
    Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống cho vào vài mẫu Cu.
+ Ống 1 cho thêm vào 2ml H2SO4 loãng
+ Ống 2 cho thêm vào 2ml H2SO4 đặc. Để 1 thời gian rồi đun nóng.
      Yêu cầu HS nêu hiện tượng, dựa vào kết quả của thí nghiệm để viết phương trình, rút ra kết luận về tính chất của axit sunfuric đặc, và cho nhận xét về sự khác biệt giữa axit loãng và axit đặc, nóng.
GV: Bổ sung và chỉnh sửa câu trả lời của HS
nêu hiện tượng:
Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì.
Ống nghiệm 2: dung dịch có màu xanh, có hiện tương sủi bọt khí.
2H2SO4 đ,nóng + Cu          CuSO4 + 2H2O + SO2                                                                                     
                                               
  H2SO4 loãng + Cu   X
       Ta có thể kiểm tra phản ứng Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng có xảy ra không bằng cách để một mẫu quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm. Nếu quỳ tím ẩm hoá đỏ chứng tỏ có khí SO2 sinh ra => phản ứng có xảy ra.
GV: Nêu vấn đề “Tại sao H2SO4 đặc lại có thể tác dụng với Cu còn H2SO4 loãng lại không ?”
GV:Trong H2SO4 đặc tác nhân oxi hoá là S+6 còn ở H2SO4 loãng tác nhân oxi hoá lại là H+.Do đó H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh có thể oxi hoá cả những kim loại đứng sau hidro như Cu còn H2SO4 loãng thì không .
GV: Giới thiệu tính chất oxi hóa mạnh của axit đậm đặc và gợi ý h/s viết phương trình phản ứng sau:
H2SO4 đ,nóng +Fe
H2SO4 đ,nóng+S
H2SO4 đ,nóng +KBr
v    Yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa và vai trò của các chất trong phản ứng.
GV: Nhắc nhở học sinh là: kim loại khi tác dụng với H2SO4 đặc sẽ tạo thành muối trong đó kim loại có số oxi hoá cao nhất.
GV: Al, Fe, Cr thụ động trong H2SO4 đ ,nguội.

b/ Axit sunfuric đặc
+ Tính oxi hóa mạnh:
 Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hoá  được hầu hết các kim loại (trừ  vàng và bạch kim), nhiều phi kim (C, S, P…), và nhiều hợp chất
2Fe + 6H2SO4 đ,nóng       Fe2(SO4)3 + 3SO2 +
                                                               6H2O
(H2SO4 oxi hoá Fe thành Fe3+ còn nó bị khử thành SO2)
2H2SO4 + S         3SO2 + 2H2O
(H2SO4 oxi hoá S và S khử H2SO4 đều tạo thành SO2 )
2H2SO4 + 2KBr         Br2 + SO2 + 
                               2H2O + K2SO4
(H2SO4 oxi hoá Br -1 thành Br2 còn nó bị khử thành SO2)

Hoạt động 5: Nghiên cứu tính háo nước của H2SO4 đặc.
GV: Giới thiệu tính chất háo nước của axit H2SO4 đđ (hoá than các hợp chất gluxit), nhắc nhở h/s phải thận trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4đđ
GV: Biểu diễn thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường: Cho đường vào khoảng 1/3 ống nghiệm rồi cho từ từ H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
       Yêu cầu HS quan sát , nêu hiện tượng rút ra kết luận và giải thích hiện tượng.
GV: Nhận xét về câu trả lời của HS
đây đường bị axit hút hết nước tạo thành C có màu đen. Tiếp theo, một phần C bị H2SO4đđ oxi hoá thành khí CO2 cùng với SO2 bay lên làm sủi bọt và đẩy C trào lên.
C12H22O11           12C +  11H2O
C + 2H2SO4         CO2   +   2SO2 + 2H2O
GV: nhắc nhở Hs rằng da thịt khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc sẽ bị bỏng do đó phải hết sức cẩn thận khi sử dụng axit sunfuric đặc

+ Tính háo nước:
Axit sunfuric đặc hấp thụ nước mạnh. Nó cũng hấp thụ nước từ các hợp chất gluxit
C12H22O11            12C + 11H2O
C + 2H2SO4         CO2   +   2SO2 + 2H2O
Da thịt tiếp xúc với axit sunfuric đặc sẽ bị bỏng do đó phải cẩn thận khi sử dụng

Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất axit sunfuric.
GV: nêu ứng dụng và pp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

3-Ứng dụng
Dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ…

4-Sản xuất axit sunfuric(pp tiếp xúc) có 3 công đoạn chính:
a/ Sản xuất lưu huỳnh đioxit
Nguyên liệu: S hoặc pirit sắt FeS2
ü  Đốt cháy S
S + O2             SO2
ü  Đốt quặng pirit sắt
4FeS2 + 11O2         2Fe2O3 + 8SO2
b/ Sản xuất lưu huỳnh trioxit
Oxi hoá SO2 bằng khí oxi hoặc không khí dư ở nhiệt độ:  450-500oC với chất xúc tác V2O5
  2SO2 + O2              2SO3
c/ Hấp thụ SO3 bằng H2SO4
H2SO4 + nSO3       H2SO4.nH2O
H2SO4.nH2O  +  nH2O         
                               (n+1)H2SO4

Hoạt động 7: Tìm hiểu về muối sunfat và cách nhận biết ion sunfat.
GV: yêu cầu Hs viết phương trình H2SO4 tác dụng với KOH tạo muối axit và muối trung hoà






GV: Tiến hành thí nghiệm nhận biết ion SO42-
-Lấy 2 ống nghiệm:
  +Ống nghiệm 1: đựng 2ml dd Na2SO4
  +Ống nghiệm 2: đựng 2ml dd H2SO4 loãng
-Cho vào cả 2 ống nghiệm vài giọt dd BaCl2
GV: nêu cách nhận biết ion SO42-
GV: Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng, viết phương trình và nhận xét.
GV: Cho HS làm bài tập 3/trang 143 SGK. Gọi một Hs trả lời.

II- Muối sunfat. Nhận biết ion sunfat
1- Muối sunfat
Có 2 loại muối:
- Muối trung hòa (muối sunfat) SO42-: đa số tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4
- Muối axit (muối hiđrosunfat)  chứa ion HSO4-:

2- Nhận biết ion sunfat
Thuốc thử: dd BaCl2
Dấu hiệu nhận biết: BaSO4 kết tủa trắng, không tan trong axit
H2SO4 + BaCl2       BaSO4  +2HCl
Na2SO4+BaCl2      BaSO4  +2NaCl

Hoạt động 8: Củng cố

Cho học sinh làm phiếu học tập

Hoạt động 9: Dặn dò bài tập về nhà

- Đọc và chuẩn bị bài 34: luyện tập oxi và lưu huỳnh
- Làm bài 1,2,4,5,6 trang 143 SGK





Họ và tên:………………………………..
Lớp:………..
ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian: 7 phút

Câu 1 (1,5 đ): Nhận định các tính chất
I.       Khí không màu                                    III.  Không độc
II.    Nặng hơn không khí                           IV.  Tan nhiều trong nước
Hidrosunfua có lí tính nào sau đây:
A.    I và IV                                                C.    I và II
B.     II và IV                                              D.   II và III

Câu 2 (1,5 đ): Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4 
Trong phản ứng này, vai trò của SO2
A.    Chất oxi hoá
B.     Chất khử
C.     Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
D.    Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường

Câu 3 (1,5 đ): Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
A.  Dung dịch CuCl2.                             C.  Khí Cl2.
B.  Dung dịch KOH.                               D.  Dung dịch FeCl2.

Câu 4 (1,5 đ): Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?
A.    SO2 + dung dịch nước clo.
B.     SO2 + dung dịch BaCl2.
C.     SO2 + dung dịch H2S.
D.    SO2 + dung dịch NaOH.

Câu 5 (1,5 đ): Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?
A. Dung dịch nước brom.                      C. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Ba(OH)2.                          D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 6 (2,5 đ): Thể tích dd NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
A. 250 ml                                                 C. 125 ml
B. 500 ml                                                 D. 175 ml


Chúc các em làm bài tốt
PHIẾU HỌC TẬP
Thời gian làm bài: 3 phút

   ĐỀ 1
1/ Viết các phản ứng có thể xảy ra giữa H2SO4(loãng) với CuO, Na2SO3, Cu , NaOH, NaCl.
2/ Hoàn thành các phản ứng sau:
Cu + H2SO4 đ,nóng
C + H2SO4 đ,nóng

    ĐỀ 2:
Hoàn thành các phản ứng sau:
S + H2SO4 đ,nóng
KBr + H2SO4 đ,nóng
Zn + H2SO4 loãng
CaCO3 + H2SO4 loãng
Fe + H2SO4 đ,nóng


Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

No Comment to " [Hóa Học 10] Giáo án Bài 33: Axit Sunfuric – Muối Sunfat (Chương trình: Chuẩn) "

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.