ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI 1 TIẾT HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 10

I- LÝ THUYẾT
Câu 1: Lập bảng so sánh giữa giảm phân và nguyên phân.
*Trả lời:
Nguyên phân
Giảm phân
Có một lần phân bào
Có hai lần phân bào liên tiếp
Không có sự tiếp hợp nên không có xảy ra trao đổi chéo của các NST kép tương đồng.
Có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở đầu I.
Ở kì giữa, các NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Ở kì giữa I, các NST kép xếp thành hai hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Không có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về hai cực tế bào diễn ra ở kì sau.
Ở phân bào I, có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về hai cực tế bào diễn ra ở kì sau và khi kì cuối kết thúc hai tế bào con được tạo thành mang số lượng NST kép bằng một nửa của tế bào mẹ.
Khi nguyên phân kết thúc, có hai tế bào con được tạo thành mang bộ NST bằng bộ NST của tế bào mẹ.
Khi giảm phân kết thúc, có bốn tế bào con được tạo thành đều chứa bộ NST với số lượng bằng phân nửa của tế bào mẹ.

Câu 2: Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể ?
*Trả lời:
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo những đoạn tương đồng trên đó có kí hiệu các gen bằng chữ đã đưa đến sự hoán vị các gen tương ứng (alen) và tạo ra tái tổ hợp (sắp xếp lại) các gen không alen, là cơ chế tạo nên các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen, từ đó góp phần làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 3: Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất : lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí.
*Trả lời:
- Lên men là sự phân giải kị khí cacbohiđrat, xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là chất hữu cơ (glucozơ).
- Hô hấp hiếu khí là sự phân giải kị khí cacbohiđrat, xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là $O_2$ (trong điều kiện có $O_2$)
- Hô hấp kị khí là sự phân giải kị khí cacbohiđrat, xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là $NO^-_3$, $SO^{2-}_4$ hay $CO_2$.
Câu 4: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ ?
*Trả lời:
Vì trong dạ cỏ của trâu, bò chứa có các vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulozơ, hêmixenlulozơvà pectin trong rơm, rạ
Câu 5: Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?
*Trả lời:
Vang là đồ uống quý vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa (nếu không uống nhiều quá) đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch quả đã được nấm men hình thành trong quá trình len men.
Câu 6: Tại sao  người ta nói vang hoặc sâm-panh đã mở phải uống hết ?
*Trả lời:
Rượu vang hoặc sâm-panh đã mở thì phải uống hết, nếu không uống hết thì phần còn lại sẽ bị chua, bị nhạt theo thời gian vì rượu hoặc sâm-panh đã bị lên men axêtic nên biến chất.
Câu 7: Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
*Trả lời:
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua, để nữa thì axit axêtic bị oxi hóa tạo thành $CO_2$ và nước làm cho dấm bị nhat đi.
Câu 8: Nếu sirô quả (nước quả đậm hoặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phòng. Vì sao?
*Trả lời:
Bình nhựa kín đựng sirô quả sau một thời gian bình có thể phồng lên vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả sau một thời gian đã tiến hành lên men giải phòng một lượng khí $CO_2$ làm căng phồng bình chứa dù hàm lượng đường rất cao.
Câu 10: Vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt (đông tụ) và có vị chua khi làm sữa chua? Viết phương trình phản ứng và giải thích?
*Trả lời:
Sữa chua từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua vì vi khuẩn lăctic đã biến đường trong sữa thành axit lăctic, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.
Câu 11: Người ta nói sữa chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?
*Trả lời:
Vi trong sua chua co vi khuan lactic chung len men tao axit lactic lam cho sua chua co moi truong axit ma cac vi khuan co hai trong ruot nguoi lai sinh song tot o moi truong trung tinh.vi vay,khi an sua chua lam cho moi truong trong ruot chuyen thanh moi truong axit nen cac vi khuan co hai se duoc giam bot.mat khac,trong sua chua co rat nhieu cac vi sinh vat co loi cho he tieu hoa nen co the noi sua chua la loai thuc pham rat bo duong.
Câu 12: Khi muối dưa người ta thường cho them một ít nước dưa cũ, 1 – 2 thìa đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa, người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau, quả?
*Trả lời:
Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lăctic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lăctic phát triển. Thêm 1 – 2 thìa đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lăctic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%. Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện hiếu khí cho vi khuẩn lăctic phát triển đồng thời hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn len men thối.
Câu 13: Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt để làm gì?
*Trả lời: Trước khi muối dưa, người ta thường phơi rau, quả ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm là vì rau, quả tươi mới thu hoạch còn chứa nhiều nước. Khi phơi dưới tác dụng của ánh sáng nước sẽ bay hơi làm cho rau quả se mặt, tạo điều kiện cho vi khuẩn lăctic hoạt động và hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn lên men thối.
Câu 14: Rau, quả muốn làm dưa chua thì phải có điều kiện gì ? Nếu không đạt được điều kiện ấy phải làm như thế nào?
*Trả lời:
Rau, quả muốn làm dưa chua phải có hàn lượng đường trên 5 – 6 %. Nếu hàm lượng đường trong rau quả thấp hơn, người ta thường bổ sung thêm đường để thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn lăctíc làm cho dưa chua.
Câu 15: Nếu dưa để lâu sẽ bị khú. Vì sao?
*Trả lời:
Dưa để lâu sẽ bị khú vì trong quá trình muối dưa tạo điều kiện cho vi khuẩn lăctic hoạt động, hàm lượng axit lăctic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lăctic, lúc đó một loạt nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lăctic, khi hàm lượng axit lăctic giảm đến một mức độ nhất định thì vi khuẩn gây thối có thể phát triển được và làm dưa bị khú.
Câu 16: Hãy nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
*Trả lời:
1. Pha tiềm phát (pha lag): VSV đang trong thời kì thích ứng với môi trường sống, chưa phân chia nhưng tổng hợp mạnh mẽ axit nucleic và protein trong đó có các enzim.
2. Pha lũy thừa (pha log): VSV bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đỏi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
3. Pha cân bằng: Sinh trưởng cũng như chuyển hóa vật chất của tế bào giảm, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sinh ra. Nguyên nhân là do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc được tích lũy ngày càng tăng (sản phẩm quá trình chuyển hóa vật chất: rượu, axit…) làm ức chế VSV
4. Pha suy vong: Số lượng của tế bào chết vượt quá số lượng của tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào. Số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.
II- BÀI TẬP
1.                  Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm tạo được 8 tế bào mới.
a)      Xác định số đợt phân bào của hợp tử?
b)      Tính số NST, số tâm động, số crômatit ở 8 tế bào trên tại kì trung gian, kì giữa, kì sau và kì cuối (trước khi phân chia tế bào chất).
Giải:
a)   Số đợt phân bào của hợp tử là:
$2^x$ = 8
$\Rightarrow$ x = 3 (lần)
b)                      

NST đơn
NST kép
Crômatit
Tâm động
Kỳ trung gian
0
8*8
16*8
8*8
Kỳ giữa
0
8*8
16*8
8*8
Kỳ sau
16*8
0
0
16*8
Kỳ cuối
16*8
0
0
8*8
Kỳ cuối (đã phân chia tế bào chất)
8*8
0
0
8*8

Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

3 comments to ''ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI 1 TIẾT HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 10"

ADD COMMENT

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.