CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian

Các khái niệm độ dời, vận tốc, gia tốc đều lien quan chặt chẽ với tọa độ của chất điểm và là những đại lượng vectơ.

Trong chuyển động thẳng, các vectơ đó cùng phương với quỹ đạo của chất điểm. Chọn trục Ox trùng với quỹ đạo thẳng, ta chỉ xét giá trị đại số của các đại lượng trên.
a) Độ dời $\Delta x = x_2 – x_1$ ; $x_1, x_2$ là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm $t_1$ và $t_2$ tương ứng.
b) Vận tốc trung bình $v_{tb} = \frac{\Delta x}{\Delta t}$
Nói chung $v_{tb}$ khác với tốc độ trung bình (tốc độ trung bình bằng
$\frac{\Delta s}{\Delta t}$; $\Delta s$ là quãng đường đi được).
c) Vận tốc tức thời $v = \frac{\Delta x}{\Delta t}$
khi $\Delta t$ rất nhỏ.
v có độ lớn bằng tốc độ tức thời
d) Gia tốc trung bình $a_{tb} = \frac{\Delta v}{\Delta t}$
e) Gia tốc tức thời $a = \frac{\Delta v}{\Delta t}$ khi $\Delta$t rất nhỏ

Chuyển động thẳng đều
a)      Vận tốc tức thời không đổi theo thời gian, v = hằng số (const)
b)      Phương trình chuyển động: x = $x_0$ + vt

Chuyển động thẳng biến đổi đều
Gia tốc tức thời không đổi (a= hằng số)
a)      Phương trình chuyển động: $x = x_0 + v_0t + \frac{1}{2}at^2$
b)      Công thức vận tốc: v = $v_0$ + at
Đường biểu diễn vận tốc theo thời gian là nửa đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm ($v_0$, 0), có hệ số góc bằng giá trị gia tốc a.
·         Khi v.a > 0 chuyển động nhanh dần.
·         Khi v.a < 0 chuyển động chậm dần.
c)      Một công thức cần nhớ: $ v_0^2 – v_1^2 = 2a\Delta x$
$\Delta x$ là độ dời khi chất điểm biến đổi vận tốc từ $v_0$ lên v.
Rơi tự do. Gia tốc rơi tự do g
Rơi tự do là chuyển động theo đường thẳng đứng từ trên xuống chỉ dưới tác dụng của trọng lực, đó là chuyển động nhanh dần đều.
Ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do đều có cùng gia tốc g.
Chuyển động tròn đều
a)      Vectơ vận tốc có phương trùng với tiếp tuyến của đường tròn tại điểm đang xét, hướng theo chiều chuyển động và có độ lớn không đổi. Độ lớn ấy gọi là tốc độ dài, và bằng: $v = \frac{\Delta s}{\Delta t}$
b)      Tốc độ góc: $\omega = \frac{\Delta \phi}{\Delta t}$
$\phi$ là góc quét, tính bằng rad, $\omega$ tính bằng rad/s
c)      Liên hệ giữa tốc dộ dài và tốc độ góc
v = r$\omega$
r là bán kính quỹ đạo
Chuyển động tròn đều có tính tuần hoàn với chu kì T và tần số f:
$ T = \frac{1}{f} = \frac{2\pi}{\omega}$; $\omega = 2\pi f$
d)      Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều:
·         Phương dọc theo vectơ tia của điểm đang xét.
·         Chiều hướng vào tâm.
·         Độ lớn
$a_{ht} = \frac{v^2}{r} =  r\omega^2$
Cộng vận tốc

Công thức cộng vận tốc $\vec{v_{1,3}} = \vec{v_{1,2}} + \vec{v_{2,3}}$

trong đó số 1 chỉ vật, số 2 chỉ hệ quy chiếu chuyển động, số 3 chỉ hệ quy chiếu đứng yên.
$\vec{v_{1,3}}$ là vận tốc tuyệt đối, $\vec{v_{1,2}}$ là vận tốc tương đối, $\vec{v_{2,3}}$ là vận tốc kéo theo.
Jillur Rahman

I'm Jillur Rahman. A full time web designer. I enjoy to make modern template. I love create blogger template and write about web design, blogger. Now I'm working with Themeforest. You can buy our templates from Themeforest.

1 comment to ''[Vật lí 10] Tóm tắt CHƯƠNG 1: Động học chất điểm"

ADD COMMENT

(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.