Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:
1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
- Quy tắc tính số oxy hóa.
- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.
b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S
Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.
- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:
a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.
b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).
c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)
d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:
Vì phần này các bạn thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các bạn lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO3-, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.
* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al(H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.
e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.
f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
g) Các phản ứng của hydrocacbon:
- Phản ứng Craking.
- Phản ứng đề hydro hóa
- Phản ứng hydro hóa.
- Phản ứng cộng Br2
- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.
- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3.
- Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su. Bu na-S.
- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
3. Các nội dung của chương trình 12:
a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.
b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.
c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:
- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.
- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.
- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.
- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.
- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H]).
- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ capron.
d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.
e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
*Chú Ý:
Các dạng chủ đề trong phân kim loại thường được ra nhiều trong các đề thi đại học các năm tự luận cũng như các năm trắc nghiệm là:
1. Kim loại tan nhiều : nhóm IA ( Na, K) và nhóm IIA (Ba, Ca)
2.Kim loại Al
3. Kim loại sau Al: Chủ yếu là Fe, Mg, Cu.
4. Dạng hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit hoặc hỗn hợp axit
Ở dạng này chủ yếu chúng ta giải dựa vào định luật bảo toàn electron
5. Kim loại tác dụng với 1 muối
Cần chú ý đến bài học dãy điện hóa kim loai. Phải biết được quy tắc anpha: Chất khử mạnh phản ứng với chất oxi hóa mạnh cho ra chất khử yếu hơn và chất oxi hóa yếu hơn.
6. Kim loại tác dụng với hai muối
Phải biết được muối nào có tính oxi hóa mạnh hơn thì sẻ phản ứng trước, khi muối này phản ứng hết mới đến muối thứ hai phản ứng.
7.Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối
Cần biết kim loại nào có tính khử mạnh hơn, chất khử mạnh phản ứng trước, hết KL khử mạnh mới đến kim loại có tính khử yếu hơn.
8. Điện phân dung dịch điều chế kim loại
-Đối với kim loại trứoc Al: Cần điện phân nóng chảy dung dịch chứ ko điện phân dung dich muối kim loại đó (thưòng là muối)
-Đối với kim loại Al: Chỉ có duy nhất là điện phân nóng chảy Al2O3 với chất xúc tác là Cryolit
-Đối với kim loại sau nhôm: chỉ cần điện phân dung dịch, không nên điện phân nóng chảy vì rất tốn kém.
Các bạn có thể tham khảo cuốn sách mới nhất: Phương pháp giải nhanh hóa Vô cơ của cô giáo Đoàn Thị Thiên An
Nguồn: Shopkienthuc
No Comment to " Kiến thức căn bản Hóa học cho các bạn thi Đại học. "
(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.