Cũng giống như môn Vật lí, đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng.
Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự điện ly, phản ứng ô xi hóa khử, tốc độ phản ứng…
Với cấu trúc đề thi trắc nghiệm cũng như tính phổ quát, yêu cầu các bạn học sinh cần nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm đạt được kết quả cao trong bài thi. Cụ thể về lý thuyết các bạn cần biết và hiểu được những lý thuyết chung về Hóa học; tính chất hóa học cơ bản của các chất hữu cơ, vô cơ trình bày trong chương trình; cách thức và ứng dụng để điều chế ra một số các chất cụ thể.
Ví dụ: Các kim loại kiềm như kiềm thổ và kiềm nhôm đều có tính chất hóa học chung cơ bản là : a. Tính khử yếu; b. Tính oxi hóa yếu; c. Tính oxi hóa mạnh; d. Tính khử mạnh
Một phần quan trọng nữa đó chính là thực hành hóa học. Trong phần này các bạn cần biết hiện tượng và quan sát được một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và sách bài tập hóa học lớp 12. Ngoài ra các bạn cũng cần phân biệt được các chất bằng phương pháp hóa học.
Ví dụ: Dung dịch chất có pH nhở hơn 7 là:
a. NaCL; b. Na2CO3 ; c. CH3COONa; d. ALCL3
Nắm bắt được hai phần kiến thức trên các bạn sẽ dễ dàng vận dụng vào các bài tập, đặc biệt là những dạng bài tập có nội dung tính toán không quá phức tạp, có thể giải nhanh, gọn để chọn ra phương án đúng. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm Hóa học.
Ví dụ: Giả sử cho 7,8 gam Kali kin loại vào 192,4 gam nước sẽ thu được m gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của m là (Cho H=1, O=16, K=39)
a. 203,6 gam; b. 200,2 gam; c. 198 gam; d. 200 gam
Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn học sinh tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là các bạn cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ, từng câu từng chữ nhằm tránh bị “gài bẫy”, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”…
Ví dụ: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quỳ tím hóa đỏ?
a. C2H5OH; b. CH3COOH; c. HCL; d. HCOOH
Nhận xét: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có môi trường axit. Dung dịch không làm quỳ tím hóa đỏ phải là dung dịch có môi trường kiềm hoặc trung tính. Đọc nhanh các phương án thấy ngay b, c, d đều là axit, chỉ có ancoletylic không làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy phương án cần chọn là a.
Trong quá trình lựa chọn phương án đúng nếu các bạn đã xác định được phương án đúng rồi thì cũng đừng vội vàng lựa chọn mà hãy đọc hết tất cả các phương án đã được cho. Điều này sẽ tránh việc gặp sai sót và khẳng định thêm chắc chắn phương án bạn chọn là đúng.
Thi trắc nghiệm thời gian là điều bạn cần phải lưu ý. Hãy tiết kiệm thời gian bằng cách tính nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng nhất. Việc làm này ban đầu tưởng như mất thời gian nhưng kỳ thực nó sẽ giúp các bạn tránh sai sót, đồng thời sẽ không bị mất thời gian làm lại khi ý kiến của các bạn lửng lơ giữa nhiều phương án cho là cùng đúng. Tuy nhiên không phải bất cứ bài tập nào bạn cũng mang giấy nháp ra để tính toán khi bạn đã biết rõ câu trả lời nào là đúng. Không nên quá cứng nhắc nhưng cũng cần phải biết tính toán để biến ứng linh hoạt.
Cũng giống như bất kỳ môn thi nào cũng vậy yếu tố tâm lý luôn quan trọng khi bạn bình tĩnh làm chủ được bản thân và biết điều chế cảm xúc. “Hãy bình tĩnh đọc lướt nhanh qua toàn bộ đề thi, sau đó hít thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng như vậy ba lần”, đó là kinh nghiệm của rất nhiều thủ khoa thi ĐH để lấy lại được bình tĩnh và đầu óc sảng khoái, minh mẫn trước khi làm bài.
Không chỉ có vậy, các bạn cũng cần phải chú ý đến sức khỏe. Gần đến ngày thi các bạn không nên học quá nhiều. Có rất nhiều bạn càng đến ngày thi càng cắm cúi học, học đêm học ngày không có thời gian ngủ, nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến kết quả thi không được như ý muốn.
Nguồn: Shopkienthuc
Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự điện ly, phản ứng ô xi hóa khử, tốc độ phản ứng…
Với cấu trúc đề thi trắc nghiệm cũng như tính phổ quát, yêu cầu các bạn học sinh cần nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm đạt được kết quả cao trong bài thi. Cụ thể về lý thuyết các bạn cần biết và hiểu được những lý thuyết chung về Hóa học; tính chất hóa học cơ bản của các chất hữu cơ, vô cơ trình bày trong chương trình; cách thức và ứng dụng để điều chế ra một số các chất cụ thể.
Ví dụ: Các kim loại kiềm như kiềm thổ và kiềm nhôm đều có tính chất hóa học chung cơ bản là : a. Tính khử yếu; b. Tính oxi hóa yếu; c. Tính oxi hóa mạnh; d. Tính khử mạnh
Một phần quan trọng nữa đó chính là thực hành hóa học. Trong phần này các bạn cần biết hiện tượng và quan sát được một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và sách bài tập hóa học lớp 12. Ngoài ra các bạn cũng cần phân biệt được các chất bằng phương pháp hóa học.
Ví dụ: Dung dịch chất có pH nhở hơn 7 là:
a. NaCL; b. Na2CO3 ; c. CH3COONa; d. ALCL3
Nắm bắt được hai phần kiến thức trên các bạn sẽ dễ dàng vận dụng vào các bài tập, đặc biệt là những dạng bài tập có nội dung tính toán không quá phức tạp, có thể giải nhanh, gọn để chọn ra phương án đúng. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm Hóa học.
Ví dụ: Giả sử cho 7,8 gam Kali kin loại vào 192,4 gam nước sẽ thu được m gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của m là (Cho H=1, O=16, K=39)
a. 203,6 gam; b. 200,2 gam; c. 198 gam; d. 200 gam
Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn học sinh tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là các bạn cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ, từng câu từng chữ nhằm tránh bị “gài bẫy”, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”…
Ví dụ: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quỳ tím hóa đỏ?
a. C2H5OH; b. CH3COOH; c. HCL; d. HCOOH
Nhận xét: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có môi trường axit. Dung dịch không làm quỳ tím hóa đỏ phải là dung dịch có môi trường kiềm hoặc trung tính. Đọc nhanh các phương án thấy ngay b, c, d đều là axit, chỉ có ancoletylic không làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy phương án cần chọn là a.
Trong quá trình lựa chọn phương án đúng nếu các bạn đã xác định được phương án đúng rồi thì cũng đừng vội vàng lựa chọn mà hãy đọc hết tất cả các phương án đã được cho. Điều này sẽ tránh việc gặp sai sót và khẳng định thêm chắc chắn phương án bạn chọn là đúng.
Thi trắc nghiệm thời gian là điều bạn cần phải lưu ý. Hãy tiết kiệm thời gian bằng cách tính nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng nhất. Việc làm này ban đầu tưởng như mất thời gian nhưng kỳ thực nó sẽ giúp các bạn tránh sai sót, đồng thời sẽ không bị mất thời gian làm lại khi ý kiến của các bạn lửng lơ giữa nhiều phương án cho là cùng đúng. Tuy nhiên không phải bất cứ bài tập nào bạn cũng mang giấy nháp ra để tính toán khi bạn đã biết rõ câu trả lời nào là đúng. Không nên quá cứng nhắc nhưng cũng cần phải biết tính toán để biến ứng linh hoạt.
Cũng giống như bất kỳ môn thi nào cũng vậy yếu tố tâm lý luôn quan trọng khi bạn bình tĩnh làm chủ được bản thân và biết điều chế cảm xúc. “Hãy bình tĩnh đọc lướt nhanh qua toàn bộ đề thi, sau đó hít thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng như vậy ba lần”, đó là kinh nghiệm của rất nhiều thủ khoa thi ĐH để lấy lại được bình tĩnh và đầu óc sảng khoái, minh mẫn trước khi làm bài.
Không chỉ có vậy, các bạn cũng cần phải chú ý đến sức khỏe. Gần đến ngày thi các bạn không nên học quá nhiều. Có rất nhiều bạn càng đến ngày thi càng cắm cúi học, học đêm học ngày không có thời gian ngủ, nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến kết quả thi không được như ý muốn.
Nguồn: Shopkienthuc
No Comment to " Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học "
(+) Nếu thấy bài viết còn thiếu sót hay cần bổ sung thêm rất mong bạn góp ý để blog ngày càng hoàn thiện.
(+) Khi đăng góp ý, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.