Câu 1: Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển khi nào? Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
*Trả lời:
- Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển khi có các mầm bệnh, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh và vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu.
- Để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi ta cần:
+ Cho vật nuôi ăn đủ chất
+ Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
+ Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
+ Vệ sinh chuồng trại
+ Tiêm vacxin
+ Nếu vật nuôi bị bệnh phải báo cho cán bộ thú y để chẩn đoán bệnh, nếu không biết được bệnh thì phải đem tiêu hủy tránh lây lan ra những con khỏe mạnh.
Câu 2: Thế nào là vacxin? Nêu ưu điểm và nhược điểm của các loại vacxin thường dùng?
*Trả lời:
- Vacxin là những chế phẩm sinh học được chế tạo từ các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn hoặc virut) để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm kích thích cơ thể tạo ra khả năng chống lại chính loại mầm bệnh đó.
- Ưu điểm và nhược điểm của các loại vacxin thường dùng:
| Vô hoạt (vacxin chết) | Nhược độc (vacxin sống) |
Ưu điểm | An toàn, dễ bảo quản | Tạo miễn dịch nhanh, mạnh, dài |
Nhược điểm | Tạo miễn dịch chậm, yếu, ngắn | Nguy hiểm, nhất thiết phải bảo quản trong điều kiện lạnh |
Câu 3: Tại sao nói thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi? Nêu nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh?
*Trả lời:
+ Thuốc kháng sinh không có tính chọn lọc chỉ có thể tiêu diệt được các mầm bệnh kí sinh vào vật chủ nếu mầm bệnh đã xâm nhập và tạo một thể thông nhất với vật chủ thì khi tiêu diệt mầm bệnh cũng tương tự tiêu diệt vật chủ.
+ Thuốc kháng sinh nếu còn tồn lưu trong sản phẩm sẽ gây hại người sử dụng.
=> Nói thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi là vì ngoài những mặt tốt thuốc kháng sinh còn những mặt nguy hiểm khi sử dụng
- Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:
+ Dùng đúng thuốc, dùng đủ liều và kết hợp với các thuốc khác.
Câu 4: Trong những điều kiện môi trường như thế nào con vật dễ mắc bệnh? Nêu biện pháp hạn chế?
*Trả lời:
- Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh
- Biện pháp hạn chế:
+ Chuồng trại phải được thiết kế hợp lí: nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
+ Ánh sáng đầy đủ
+ Dọn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh
+ Cho ăn đúng khẩu phần, thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
+ Công tác quản lí cặt chẽ: phát hiện bệnh kịp thời.
+ Ánh sáng đầy đủ
+ Dọn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh
+ Cho ăn đúng khẩu phần, thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
+ Công tác quản lí cặt chẽ: phát hiện bệnh kịp thời.
Câu 5: Trình bày quy trình bảo quản lạnh thịt?
*Trả lời:
+B1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch, tùy theo kích thước con vật mà để cả con hay xé nhỏ. Nếu là gia cầm thì để cả con và bao gói trước khi đưa vào phòng lạnh
+B2: Các súc thịt phải cách nhau 3 - 5cm nếu bảo quản tren móc sắt hay 10cm nếu được bảo quản trong hòm và cách tường kho 10cm. Nhiệt độ trước lúc xếp hàng khoảng 2 - 3oC sau khi xếp hàng xong cần duy trì nhiệt độ khoảng -1oC đến -2oC
+B3: Làm lạnh sản phẩm: thời gian tùy theo tính chất và khối lượng sản phẩm. Thịt lợn, thịt bò súc cần 24h.
+B4: Sau khi làm lạnh xong, sản phẩm được đưa qua phòng bảo quản, nhiệt độ từ 0 - 2oC, độ ẩm thấp hơn 85%. Có thể bảo quản thịt lợn được 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày và thịt gà 15 ngày.
Câu 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản nông lâm thủy sản?
*Trả lời:
- Nội tại: Bản thân các loại nông lâm thủy sản có nhiều chất dinh dưỡng, nước và nhiều chất hữu cơ khác nên ảnh hưởng lớn đến quá trình bảo quản nông lâm thủy sản. Và hoạt đông sống của chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ.
- Ngoại cảnh: Do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, hay sự hoạt động của các vi sinh vật gây hại.
Câu 7: Lương thực nước ta được bảo quản theo những phương pháp nào?
*Trả lời:
* Lương thực nước ta được bảo quản theo những phương pháp là:
- Số lượng nhiều:
+ Bảo quản trong kho: đổ rời hoặc đóng bao
- Số lượng ít:
+ Bảo quản trong: chum, vại, bồ cót, thùng phuy, silô có sức chứa 1 tấn,...
:(
ReplyDelete